
-
Cổ đông đề nghị mua cổ phiếu quỹ, Chủ tịch HĐQT VPBank nêu lý do từ chối
-
Tỷ giá ngân hàng hạ nhiệt, vàng tuột xuống dưới 120 triệu đồng/lượng
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp FDI với giải pháp tài chính toàn diện
-
HDBank đạt trên 3.350 tỷ đồng lợi nhuận quý I, ROE duy trì vị thế đầu ngành
-
ĐHĐCĐ VPBank: Lập công ty bảo hiểm nhân thọ, mua công ty quản lý quỹ, mục tiêu tăng trưởng 30% các năm tiếp theo -
Mang bitcoin, ethereum, tín chỉ carbon… thế chấp ngân hàng để vay vốn?
![]() |
Phó thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà |
Trao đổi về vấn đề tăng trưởng tín dụng từ đầu năm 2023 đến nay tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/6, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 14-15% và đã phân bổ phù hợp cho từng tổ chức tín dụng.
Đến hết tháng 5/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3,17% so với cuối năm 2022. Trong đó, các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm thị phần khoảng 44% thị phần tín dụng, tăng trưởng khoảng 35% so với mức mà NHNN đã giao. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng 44% thị phần, tăng khoảng một nửa so với được giao. Do đó, có rất nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian còn lại của năm.
Nhìn lại thời điểm cùng kỳ, đến hết tháng 5/2022, tín dụng tăng trưởng 8% so với cuối năm 2021. Trong điều kiện điều hành chính sách tín dụng của NHNN không đổi, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 2022 14%, năm nay nhích hơn một chút mà tín dụng tăng như thế thì cho thấy, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu hơn đáng kể so với năm ngoái.
Theo ông Hà, có 3 nguyên nhân chính, đó là doanh nghiệp sản xuất khó khăn về đầu ra, tiêu thụ sản phẩm khó khăn; doanh nghiệp nhỏ và vừa đa phần có tình hình tài chính suy yếu, không có phương án khả thi dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu để vay vốn ngân hàng. Thứ ba là doanh nghiệp bất động sản, nhiều dự án gặp khó khăn về pháp lý, ít dự án triển khai nên nhu cầu tín dụng đối với bất động sản giảm sút.
Từ các nguyên nhân này, Phó thống đốc nêu một số giải pháp, trong đó NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Sau nhiều động thái của NHNN, từ tháng 3 đến tháng 5, mặt bằng lãi suất đã giảm, lãi suất cho vay mới bình quân là 9,07%, giảm 0,9% so với năm ngoái. Với số liệu này, mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Với các khoản dư nợ hiện hữu, do khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ nên NHNN đã ban hành Thông tư 02 cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ. NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt chính sách này để hỗ trợ cho các dư nợ đã có với doanh nghiệp. Với dư nợ mới, các ngân hàng sẽ tích cực cho vay nếu đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, theo ông Phạm Thanh Hà, các bộ ngành cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển DNNVV, hỗ trợ tìm kiếm tháo gỡ khó khăn thị trường tiêu thụ, thị trường bất động sản, tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực tài chính, khả năng tiếp cận tín dụng…

-
ĐHĐCĐ VPBank: Lập công ty bảo hiểm nhân thọ, mua công ty quản lý quỹ, mục tiêu tăng trưởng 30% các năm tiếp theo -
Mang bitcoin, ethereum, tín chỉ carbon… thế chấp ngân hàng để vay vốn? -
Saigonbank báo lãi tăng 44% trong quý I/2025 dù tín dụng âm và dự phòng cao -
Sacombank báo lãi trước thuế quý I/2025 tăng 38% so với cùng kỳ -
Vàng được dự báo xu hướng đi ngang trong tuần này -
Eximbank công bố danh sách ứng viên HĐQT và Ban kiểm nhiệm kỳ mới -
Vàng neo quanh mốc 120 triệu đồng/lượng sau tuần biến động mạnh
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế