Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 09 năm 2024,
5 tháng, hơn 12 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam
Nguyên Đức - 24/05/2017 21:50
 
Tốc độ tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đã dần chậm lại. 5 tháng đầu năm, con số là 12,13 tỷ USD, tăng 10,4%.
TIN LIÊN QUAN

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính chung trong 5 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần đạt 12,13 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số này, có 939 dự án cấp mới, với tổng vốn đăng ký là 5,59 tỷ USD, bằng 73,9% so với cùng kỳ năm 2016. Bên canh đó, có 437 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,74 tỷ USD, tăng 83% so với cùng kỳ. Và 2.061 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị góp vốn là 1,79 tỷ USD, tăng 116,2% so với cùng kỳ.

.
.

Trong khi đó, ước tính đến ngày 20/5/2017, các dự án FDI đã giải ngân được 6,15 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, tốc độ tăng giải ngân vốn FDI đã có dấu hiệu nhích dần. Tháng trước, tốc độ tăng vốn FDI giải ngân chỉ ở mức trên 3%.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký là 8,09 tỷ USD, chiếm 66,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực khai khoáng đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư là 1,28 tỷ USD, chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 798 triệu USD, chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Còn nếu tính theo đối tác, Hàn Quốc vẫn vững vàng ngôi đầu bảng, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,41 tỷ USD, chiếm 36,4% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,94 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,23 tỷ USD, chiếm 10,21% tổng vốn đầu tư.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư