
-
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400%
-
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc
-
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số
-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn
-
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng -
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới
![]() |
Sáng nay (12/7), NHNN đã phối hợp Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội thảo “Hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Những năm qua, huy động vốn tại khu vực ĐBSCL luôn có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước và chiếm khoảng 7% tổng vốn huy động của nền kinh tế. Đến ngày 30/6/2016, huy động vốn của cả vùng ước đạt 350.038 tỷ đồng, tăng 9,93% so với 31/12/2015.
Tín dụng cho khu vực cũng tăng trưởng đều qua các năm, dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn đến 30/6/2016 ước đạt 397.991 tỷ đồng, tăng 3,39% so với 31/12/2015, chiếm 8,2% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế, trong đó dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ tại khu vực ĐBSCL tăng 10,1% so với cuối năm 2015, chiếm tỷ trọng gần 22%/tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn toàn quốc và chiếm gần 48% tổng dư nợ cho vay của khu vực. Một số sản phẩm chủ lực của vùng cũng được đầu tư thỏa đáng, tín dụng lúa gạo tăng 10,5%, thủy sản 4,31% so với 31/12/2015.
Bên cạnh các chính sách chung đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong vòng 3 năm trở lại đây, NHNN đã ban hành khoảng 44 văn bản chỉ đạo điều hành trong đó có 24 văn bản là chỉ đạo riêng các chương trình dành cho khu vực ĐBSCL. Ngành ngân hàng cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cả nước và khu vực ĐBSCL phát triển sản xuất kinh doanh như: Triển khai tích cực chương trình kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp để tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng; Thực hiện Chương trình tín dụng xanh; thực hiện giảm lãi suất cho vay thông qua quy định trần lãi suất vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với các lĩnh vực ưu tiên; Thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao; Khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy xuất khẩu... Đây sẽ là những giải pháp hữu ích giúp ngành ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc thực thi và triển khai các chính sách tín dụng hiệu quả tại khu vực ĐBSCL.
Tại Hội nghị lần này, 7 tổ chức tín dụng tiếp tục cam kết tài trợ vốn cho 73 dự án thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL với tổng số tiền cam kết cho vay gần 28.500 tỷ đồng, trong đó 16 hợp đồng tín dụng tiêu biểu với số tiền gần 10.000 tỷ đồng sẽ được ký kết tại Hội nghị.
-
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400%
-
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc
-
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số
-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn
-
Luật hoá Nghị quyết 42: Một hành lang, nhiều cơ hội -
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng -
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới -
Không có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ -
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm -
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Vàng rời xa mốc 3.300 USD/ounce, chờ đợi chuyển động mới trong đàm phán thương mại
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu