
-
Data Privacy Vietnam: Chuyển đổi số an toàn bắt đầu từ hiểu đúng về dữ liệu cá nhân
-
Đà Nẵng bứt tốc thu hút doanh nghiệp AI
-
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW và phong trào “Bình dân học vụ số”
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Chìa khóa mở ra cánh cửa mới cho ngành xuất bản
-
Bộ Công an ra mắt hai đơn vị chiến lược thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia -
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Trong Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2022 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố mới đây, Singapore là quốc gia có môi trường kỹ thuật số và hệ thống hỗ trợ dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp tốt nhất thế giới. Đứng sau Singapore là Hoa Kỳ và đứng thứ ba là Thụy Điển. Việt Nam xếp hạng thứ 63 trên tổng số 113 nền kinh tế toàn cầu có trong danh sách.
Theo Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB ông Albert Park, khởi nghiệp kỹ thuật số đã giúp các nền kinh tế trụ vững trong đại dịch Covid-19 vừa qua. Đồng thời, có thể trở thành động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng và đổi mới của thế giới sau giai đoạn đại dịch.
Để làm được điều đó, cần tạo lập một môi trường mang tính hỗ trợ thông qua các chính sách tạo điều kiện và các ưu đãi khuyến khích. Mặc dù môi trường cho các doanh nghiệp khởi nghiệp kỹ thuật số của châu Á đạt được những bước tiến đáng kể trong vài năm qua, song vẫn còn rất nhiều điểm cần được cải thiện.
Chỉ số toàn cầu về hệ thống khởi nghiệp kỹ thuật số được đo lường bằng cách xem xét mức độ số hóa của các doanh nghiệp khởi nghiệp kỹ thuật số qua 8 chỉ số. Đó là: văn hóa, thể chế, điều kiện thị trường, hạ tầng, vốn con người, tri thức, tài chính và mạng lưới. Ngoài việc đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số như mạng băng thông rộng, các Chính phủ thúc đẩy sự ổn định chính trị, hệ thống luật pháp đáng tin cậy, thị trường mở và cạnh tranh cũng như quyền sở hữu mạnh mẽ. Một phân tích của ADB cho thấy, pháp quyền nghiêm có tác động tích cực đến sự đổi mới của doanh nghiệp, đồng thời ít tham nhũng hơn trong xã hội có mối tương quan với việc tăng số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp mới gia nhập thị trường.
Việc số hóa có thể mang lại cơ hội phát triển lớn cho các doanh nghiệp ở châu Á, Thái Bình Dương. Đó là động lực đổi mới, là chìa khóa cho các nền kinh tế đang phấn đấu đạt được mức thu nhập cao. Số hóa cũng có thể giúp cho các nền kinh tế trở nên dễ thích ứng hơn, như khi công nghệ kỹ thuật số đã giúp nhiều doanh nghiệp sống sót sau đại dịch Covid-19 và có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn diện nhờ giảm được chi phí khởi nghiệp.
Đối với toàn bộ khu vực châu Á và Thái Bình Dương, vẫn còn thiếu tính hỗ trợ trong việc khuyến khích khởi nghiệp kỹ thuật số. Người dân vẫn còn chưa đánh giá cao vai trò quan trọng mà các doanh nghiệp khởi nghiệp đóng góp trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Điều này đặt ra vấn đề cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về khởi nghiệp thông qua giáo dục.

-
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW và phong trào “Bình dân học vụ số” -
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Chìa khóa mở ra cánh cửa mới cho ngành xuất bản -
Bộ Công an ra mắt hai đơn vị chiến lược thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia -
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số -
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số -
Chính sách ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu -
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng