
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
![]() |
2 Tập đoàn Central Group và Aeon sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt đưa hàng vào hệ thống phân phối nước ngoài (Ảnh; Xoài Việt Nam tại siêu thị Nhật Bản). |
Theo tin từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, sáng mai, 8 tháng 5 năm 2018 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với hai Tập đoàn phân phối nước ngoài là Central Group, Aeon và chợ đầu mối nông sản châu Âu Rungis tổ chức Hội thảo – tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia các mạng phân phối nước ngoài cho các doanh nghiệp phía Bắc.
Hội thảo là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao Bộ Công Thương tập trung, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài.
Hội thảo có sự tham gia của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, đại diện tập đoàn phân phối Central Group (Thái Lan), Aeon (Nhật Bản) và chợ đầu mối nông sản Châu Âu – Rungis (Pháp) cùng các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Hội thảo cung cấp cho doanh nghiệp phía Bắc thông tin cập nhật về các hoạt động sẽ triển khai trong thời gian tới; Nâng cao năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam bằng cách mời tập huấn đưa hàng vào hệ thống phân phối nước ngoài. Khóa tập huấn sẽ do chính các chuyên gia của Central Group, Aeon và Rungis đảm nhận; Kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và các nhà phân phối.
Thông tin từ Hội thảo sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về các hệ thống phân phối và chợ đầu mối lớn (Central Group, Aeon và Rungis), tập huấn cho các doanh nghiệp về quy trình quản lý, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, thủ tục xuất nhập khẩu vào thị trường các nước của nhà bán lẻ, chợ đầu mối.
Được biết, trong kế hoạch năm 2018, Bộ Công Thương dự kiến triển khai trong khuôn khổ Đề án 3 loại hình hoạt động, gồm: Các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và các tập đoàn phân phối nước ngoài thông qua các hội thảo, các đoàn xúc tiến thương mại (đoàn ra – đoàn vào) hay các hoạt động xúc tiến thương mại khác; Tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực tiếp cận các hãng phân phối ở nước ngoài cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam; Hoàn thiện và cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và các hàng phân phối nước ngoài.

-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower