-
Saigonbank bầu nhân sự hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024 - 2029 -
Agribank mua lại trước hạn 5.000 tỷ đồng, được chấp thuận niêm yết 10.000 tỷ đồng trái phiếu -
Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
Hơn 81.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2024, chủ yếu là bất động sản -
Gần 16% ngân hàng lo lợi nhuận tăng trưởng âm năm 2024 -
PNJ nộp phạt 1,34 tỷ đồng sau khi bị thanh tra hoạt động kinh doanh vàng
Tín dụng 6 tháng của Agribank chỉ tăng 1,2% so với đầu năm |
Trả lãi cho người gửi tăng, thu nhập lãi thuần giảm
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa công bố báo cáo tài chính riêng lẻ bán niên. Theo đó, tại thời điểm 30/6/2020, dư nợ tín dụng của Agribank đạt 1,13 tỷ đồng, đứng đầu hệ thống. Tuy nhiên, so với đầu năm, tín dụng của ngân hàng chỉ tăn 1,2% - mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Lãnh đạo ngân hàng cho hay, số khách hàng có nhu cầu được cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay với các khoản vay hiện hữu nhiều hơn là khách hàng có nhu cầu vay mới.
Trong khi tín dụng tăng chậm thì ngân hàng lại mạnh tay cơ cấu nợ cho khách hàng, khiến thu nhập từ lãi giảm mạnh (nợ cơ cấu lại không được ghi nhận lãi dự thu). Cụ thể, đến cuối tháng 6/2020, dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 của Agribank là hơn 167 nghìn tỷ đồng, ngân hàng thực hiện cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, phí gần 53 nghìn tỷ đồng, hạ lãi suất cho vay cho hơn 35.000 khách hàng với dư nợ được hạ lãi suất trên 45.000 tỷ đồng, cho vay mới lãi suất thấp 60.000 tỷ đồng…
Trong khi tín dụng tăng thấp thì huy động vốn lại tăng mạnh (tăng 4% so với đầu năm) khiến chi phí lãi tăng mạnh hơn thu nhập từ lãi. Điều này khiến thu nhập lãi thuần nửa đầu năm 2020 của Agribank giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, việc thu hồi nợ gặp khó khăn do thanh khoản thị trường bất động sản kém, việc khởi kiện để thu hồi nợ chậm trễ… khiến việc thu hồi nợ giảm, kéo theo lãi thuần từ hoạt động khác suy giảm. Trong khi đó, năm 2019, hoạt động thu hồi nợ của Agribank rất tốt, mang về khoản thu nhập gần 12.000 tỷ đồng cho ngân hàng.
Điểm sáng của Agribank nửa đầu năm nay là mảng dịch vụ vẫn tiếp tục tăng trưởng, magnr về khoản lãi thuần 2.069 tỷ đồng. Ngoại trừ 3 nhóm dịch vụ giảm khá mạnh là: thanh toán, thu kiều hồi và phí dịch vụ (thu phí giảm do ngân hàng giảm phí để hỗ trợ khách hàng) còn 6/9 nhóm dịch vụ vẫn tiếp tục tăng trưởng. Hiện Agribank vẫn là một trong những ngân hàng có lãi thuần từ dịch vụ cao nhất thị trường.
Trong bối cảnh nhiều nguồn thu suy giảm, Agribank tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động. Chí phí nhân viên gần 6.900 tỷ đồng, tương đương năm ngoái. Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng giám đốc Agribank cho hay, năm nay ngân hàng hạn chế tuyển dụng để tránh phát sinh quỹ tiền lương, chỉ chỉ tuyển dụng bù đắp cho lao động nghỉ hưu.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Agribank ghi nhận lãi trướ thuế 6.761 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Bà Nguyễn Thị Phượng cho hay, năm nay, Agribank phấn đấu đạt mục tiêu kép: lợi nhuận tối thiếu 12.200 tỷ đồng để được giữ lại 3.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, việc hoàn thành mục tiêu này là rất thách thức.
Nợ xấu được bao phủ gần 100%, gần 7.000 vụ án kiện dân sự đang tồn đọng
Trong khi lợi nhuận thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái thì nợ xấu tại Agribank lại tăng lên. Đây cũng là thực trạng chung tại hầu hết các ngân hàng nửa đầu năm nay, do khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid 19.
Tại thời điểm 30/6, tỷ lệ nợ xấu của Agribank là 2,15% (cuối quý I/2020 là 1,56%), chủ yếu tăng mạnh ở nợ nhóm IV và nợ nhóm V. Tổng số nợ xấu của Agribank đến 30/6/2020 là hơn 24.000 tỷ đồng trong khi tổng nguồn trích lập dự phòng của Agribank đạt gần 24.000 tỷ đồng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu xấp xỉ 100% (chưa bao gồm tài sản đảm bảo).
Đáng lo nhất, theo lãnh đạo Agribank là việc thu hồi hồi nợ đã được xử lý đang chậm lại. Agribank thu hồi nợ chủ yếu thông qua hình thức khởi kiện dân sự để đòi tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, do dịch bệnh, việc hỗ trợ xử lý nợ xấu của các tòa án, thi hành án chậm trễ hơn. Hiện số vụ kiện dân sự chờ xử lý của Agribank là 7.000 vụ, tăng 2.000 vụ so với đầu năm.
Bên cạnh đó, dịch bệnh xảy ra cũng khiến thị trường bất động sản trầm lắng, thanh khoản kém, khiến việc chào bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu trở nên khó khăn hơn.
-
Saigonbank bầu nhân sự hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024 - 2029 -
Agribank mua lại trước hạn 5.000 tỷ đồng, được chấp thuận niêm yết 10.000 tỷ đồng trái phiếu -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm, ngân hàng sốt ruột -
Big 4 ngân hàng tăng trưởng tích cực, Vietcombank vẫn loay hoay thoái vốn ngoài ngành
-
Manulife Việt Nam và Techcombank ngừng mối quan hệ đối tác phân phối bảo hiểm độc quyền -
Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
Hơn 81.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2024, chủ yếu là bất động sản -
Gần 16% ngân hàng lo lợi nhuận tăng trưởng âm năm 2024 -
PNJ nộp phạt 1,34 tỷ đồng sau khi bị thanh tra hoạt động kinh doanh vàng -
“Mách bạn” cách chuyển tiền định cư an toàn cho cuộc sống an vui -
Eximbank nhận Giải thưởng "Doanh nghiệp xuất châu Á 2024"
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá