
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân
![]() |
Kết thúc năm 2018, đánh dấu chặng đường tròn 30 năm phát triển, Agribank hoàn thành toàn diện vượt mức 100% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế đạt 7.525 tỷ đồng, bứt phá so với kế hoạch đề ra 5.700 tỷ đồng. So với lợi nhuận 5.018 tỷ đồng năm 2017, tăng trưởng lợi nhuận 2018 của Agribank lên tới 50%, cao thứ nhì hệ thống ngân hàng về mức độ tăng trưởng.
Agribank tiếp tục dẫn đầu hệ thống với tổng tài sản cán mốc 1,3 triệu tỷ đồng. Nguồn vốn đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 11,8%, trong đó tiền gửi dân cư đạt gần 1 triệu tỷ đồng. Quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm trước. Kinh doanh dịch vụ tăng trưởng mạnh với doanh thu đạt gần 5.400 tỷ đồng, tăng 21%, góp phần từng bước dịch chuyển từ mô hình kinh doanh phụ thuộc vào tín dụng sang kinh doanh đa dịch vụ, phù hợp với “làn sóng” 4.0 đang là xu thế.
Năm 2018, Agribank không chỉ đưa nợ xấu nội bảng về mức 1,51%, tăng thu dịch vụ ở mức trên 21%, mà còn thu hồi được gần 12 nghìn tỷ đồng nợ đã bán và đã xử lý rủi ro, chiếm tỷ lệ 14% tổng dư nợ đã xử lý.
Lợi nhuận bứt phá đạt được năm 2018 rất có ý nghĩa đối với Agribank khi ngân hàng này vừa trải qua giai đoạn tròn 5 năm tái cơ cấu.
Trước đó, Agribank đã xây dựng và thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 1.
Bước vào triển khai tái cơ cấu giai đoạn 2, Agribank đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ theo lộ trình, kế hoạch cơ cấu lại, chủ động triển khai công tác chuẩn bị cổ phần hóa và sẵn sàng thực thi khi có quyết định phê duyệt…
Tuy nhiên, Agribank hiện đang phải đối mặt với bài toán tăng vốn. Hiện vốn điều lệ của Agribank đang ở mức thấp nhất so với các ngân hàng thương mại lớn khác, đến cuối 2018 mới đạt 30.470 tỷ đồng.
Đại diện Agribank lý giải, do hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp vốn nhiều rủi ro, có tỷ suất sinh lời thấp, huy động vốn cạnh tranh bình đẳng như các ngân hàng thương mại khác, trong cơ cấu tín dụng, Agribank dành một phần lớn cho các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất cho vay ưu đãi thấp. Tuy vậy, ngân hàng thường xuyên trong tình trạng chưa nhận được đủ cấp bù lãi suất... Do đó, dù mong muốn quá trình cổ phần hóa diễn ra theo kế hoạch nhưng có những thách thức, vướng mắc mà không chỉ riêng Agribank có thể tự giải quyết được.
Năm 2019, khi những khó khăn, thách thức trên sớm được tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ và triển khai cổ phần hóa thành công, Agribank tự tin hướng tới mục tiêu mục tiêu lợi nhuận 10.000 tỷ đồng.

-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao