-
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) muốn thoái trọn lô 51% cổ phần tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang với mức giá khởi điểm cao gấp 3 lần thị giá.
SCIC đưa ra mức giá khởi điểm để đấu giá là 18.900 đồng/cổ phần. |
Giá khởi điểm cao gấp 3 lần thị giá
Đầu tuần này, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã công bố phương án thoái toàn bộ phần vốn đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (AFIEX, mã AFX, sàn UpCoM), tương đương 51% vốn điều lệ của AFIEX. SCIC chào bán theo hình thức đấu giá cả lô, tức là chỉ một nhà đầu tư bỏ giá cao nhất là người được mua toàn bộ lô cổ phần này.
Phiên đấu giá sẽ diễn ra lúc 14h30 ngày 10/9 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE). SCIC đưa ra mức giá khởi điểm để đấu giá là 18.900 đồng/cổ phần, cao gấp 3 lần so với thị giá trước khi công bố thông tin, cho thấy sự kỳ vọng của SCIC với phiên đấu giá. Như vậy, nhà đầu tư phải bỏ ra ít nhất 337,4 tỷ đồng để sở hữu số cổ phần nói trên.
AFIEX duy trì vốn điều lệ 350 tỷ đồng từ năm 2011 đến nay. Do hoạt động chính trong 2 lĩnh vực là lương thực và thức ăn chăn nuôi, AFIEX có quỹ đất lớn tại An Giang và Cần Thơ phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh, với thời hạn sử dụng đến sau năm 2040, thậm chí xa hơn, nhiều diện tích đất là đất lâu dài.
Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của AFIEX có dấu hiệu đi xuống, trong giai đoạn 2017 - 2019, doanh thu thuần năm sau luôn thấp hơn năm trước. Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế năm 2019 của Công ty chỉ 200 triệu đồng, do phải ghi nhận giá trị heo bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi lên tới 9.700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tình hình kinh doanh đã được cải thiện khi 6 tháng đầu năm 2020, AFIEX ghi nhận doanh thu thuần 434,6 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 12,9 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và 78% so với cùng kỳ năm trước. Ông Nguyễn Thanh Xuân, Tổng giám đốc Công ty lý giải, hoạt động kinh doanh trong 6 tháng qua đạt hiệu quả là nhờ việc mua dự trữ nguyên liệu với giá tốt, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm.
Công ty có khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 12,2 tỷ đồng, giá trị nợ thấp, đạt 29,16 tỷ đồng, giảm mạnh so với 114,8 tỷ đồng ghi nhận hồi đầu năm 2020. Nguyên nhân là Công ty đã giảm mạnh phần vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn từ 81,7 tỷ đồng (đầu năm 2020) xuống 300 triệu đồng vào cuối quý II/2020.
Ai hứng thú với phiên đấu giá?
Điểm đặc biệt của đợt chào bán này là chỉ dành cho nhà đầu tư trong nước, bởi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không được tham gia phân phối lúa gạo - ngành nghề chính của AFIEX.
Trong cơ cấu cổ đông của AFIEX, ngoài cổ đông lớn nhất là SCIC nắm giữ 51% cổ phần, số còn lại do 835 cổ đông trong nước nắm giữ, trong đó 3 tổ chức nắm 29,2%, còn lại là các cổ đông cá nhân. 2 trong 3 cổ đông tổ chức đều là các tổ chức liên quan đến Nhà nước, gồm Tổng công ty Lương thực miền Nam - (Vinafood 2, nắm 20,52%) và Công ty TNHH một thành viên Xổ số Kiến thiết An Giang (8,63%).
Được biết, Vinafood 2 từng chào bán toàn bộ số cổ phần AFIEX mà mình nắm giữ vào năm 2015, với giá 10.200 đồng/cổ phần, nhưng không thành công. Song đợt chào bán lần này được giới đầu tư đánh giá là hấp dẫn hơn nhiều, bởi tỷ lệ chào bán lên tới 51%, tức là nhà đầu tư trúng giá sẽ nắm toàn quyền chi phối lớn tại AFIEX. Trong khi đó, tỷ lệ của 2 nhà đầu tư tổ chức chưa tới 36%, nên cũng không đảm bảo quyền phủ quyết.
Theo nhận định của một số công ty chứng khoán, còn quá sớm để đưa ra đánh giá về khả năng thành công của phiên đấu giá này, bởi cuối tháng 8 mới là thời điểm “chốt” nhận hồ sơ năng lực tham gia đấu giá. Mặc dù vậy, thông tin về đợt chào bán này đã đủ gây “hứng thú” với các nhà đầu tư trên sàn.
Cổ phiếu AFX đã duy trì 3 phiên tăng trần liên tiếp đầu tuần này. Diễn biến này không hề lạ nếu nhìn lại lịch sử những cổ phiếu tăng giá theo thoái vốn trước đây. Việc đua theo hoạt động thoái vốn có thể đem lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ nếu không dừng lại đúng lúc.
-
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương
-
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam -
ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia -
Tanimex đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi khu công nghiệp Tân Bình -
Vinhomes và Tập đoàn Nomura Real Estate hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bất động sản
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up