-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
-
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng
-
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng
-
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động
-
Người Việt chi 16 tỷ USD mua hàng online từ Shopee, Lazada,TikTok Shop -
Phát động Giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số năm 2025
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA) – Bộ Công Thương sẽ mở rộng hợp tác với Amazon Global Selling, chung tay giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam phát triển với thương mại điện tử xuyên biên giới.
Đồng thời, Amazon Global Selling cũng chính thức khởi xướng chương trình “Kỷ nguyên bứt phá, Hàng Việt vươn xa” nhằm tăng cường hỗ trợ người bán hàng Việt Nam trên hành trình vươn mình ra thế giới thông qua việc cung cấp kiến thức về thương mại điện tử xuyên biên giới, hỗ trợ quá trình thiết lập và vận hành gian hàng trên Amazon, đồng thời cải thiện năng lực cạnh tranh để phát triển doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu.
Các sáng kiến này được tạo nên với mong muốn hỗ trợ xây dựng một môi trường năng động cho người bán hàng Việt Nam và giúp họ có được kiến thức bán hàng trên phạm vi toàn cầu, từ đó nắm bắt cơ hội đến từ sự phát triển của thương mại điện tử để mở rộng phạm vi kinh doanh đến những quốc gia khác trên thế giới.
Chương trình “Kỷ nguyên bứt phá, Hàng Việt vươn xa" bao gồm nhiều chương trình giáo dục và đào tạo về thương mại điện tử xuyên biên giới với các chủ đề như: Bán hàng trên Amazon, Quá trình thiết lập gian hàng, Dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon FBA (Fulfillment by Amazon), Xây dựng thương hiệu trên Amazon...
“Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế mới nổi năng động nhất thế giới, và đã cho thấy vị thế vững vàng ngay giữa đại dịch Covid-19. Chúng tôi mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy nhiều hơn nữa các doanh nghiệp vươn ra toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới,", ông Gijae Seong, Giám đốc Quốc gia của Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ.
Năm 2020 doanh số thương mại điện tử Việt Nam, mô hình doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C) vẫn tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Mục tiêu phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD.
Trong năm 2020, thương mại điện tử xuyên biên giới cũng trở thành một phương thức hữu hiệu để doanh nghiệp Việt Nam mở lối vào chuỗi cung ứng toàn cầu giảm thiểu rủi ro khi chuỗi cung ứng truyền thống đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, để hàng hóa Việt Nam kết nối hiệu quả với thị trường toàn cầu, ngoài những giải pháp từ cơ quan quản lý thì mấu chốt là các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, thích ứng với xu hướng.
Là tập đoàn hàng đầu toàn cầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, Amazon đã và đang hỗ trợ người bán hàng tiếp cận khách hàng trên thế giới. Hiện nay, Amazon có hơn 185 trung tâm hoàn thiện đơn hàng với hơn 200.000 máy móc vận chuyển tự động có thể giúp người bán hàng vận chuyển sản phẩm tới hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thông qua Amazon, những người bán hàng thuộc nhiều loại hình và quy mô khác nhau có thể trực tiếp tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản người mua từ nhiều thị trường như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc và Singapore...
Trong những năm vừa qua, đội ngũ chuyên trách của Amazon - Amazon Global Selling Việt Nam không ngừng thúc đẩy và tạo điều kiện để các thương hiệu và doanh nghiệp Việt trên Amazon tiếp cận với khách hàng quốc tế.
Có rất nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ tại Việt Nam đang bán hàng trên Amazon, từ các thương hiệu có tiếng tăm lớn như Cà phê Trung Nguyên, Giày Biti’s, đến các nhà sản xuất nội địa hàng đầu như MDK và các công ty khởi khiệp như Andre Gift Shop hay Mary Craft. Chỉ trong năm 2020, số lượng người bán hàng Việt Nam ghi nhận doanh số trên 1 triệu USD đã tăng gấp 3 lần.

-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
-
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng
-
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng
-
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động
-
Người Việt chi 16 tỷ USD mua hàng online từ Shopee, Lazada,TikTok Shop -
Phát động Giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số năm 2025 -
Nghị quyết 57-NQ/TW: Cơ hội chưa từng có với nhà đầu tư công nghệ toàn cầu -
Sách lậu, vi phạm bản quyền đang dày vò "mỏ vàng" xuất bản số -
SSI cùng Tether, U2U và AWS "bắt tay" phát triển hạ tầng blockchain, tài sản số -
Bài toán quản lý dữ liệu tại các thành phố thông minh -
AI - vũ khí cạnh tranh mới của ngân hàng
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh