
-
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025
-
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định
-
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM
![]() |
Ấn Độ vừa nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo sẽ tác động đến nguồn cung và giá gạo xuất khẩu. |
Hôm 28/9, Chính phủ Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, nhưng áp giá sàn xuất khẩu là 490 USD/tấn. Trước đó ít ngày, nước này cũng đã giảm thuế xuất khẩu gạo đồ từ 20% xuống còn 10%, đồng thời bỏ giá sàn gạo basmati xuất khẩu.
Tháng 7/2023, trước căng thẳng về nguồn cung gạo toàn cầu do thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo dài, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo trắng non-basmati và đánh thuế 20% lên gạo đồ xuất khẩu...
Về lý thuyết, khi Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati sẽ bổ sung nguồn cung gạo ra thị trường, tạo áp lực buộc các quốc gia xuất khẩu gạo chính như Pakistan, Thái Lan và Việt Nam phải giảm giá để cạnh tranh.
Tuy nhiên, động thái Ấn Độ nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo không khiến các doanh nghiệp gạo trong nước bất ngờ, thậm chí có doanh nghiệp còn dự báo lệnh này sẽ được giải tỏa từ 2 tháng trước.
Hiện, giá gạo 5% tấm hiện tại là 562 USD/tấn, giảm 10 USD so với đầu tháng 9. Việc Ấn Độ nới lỏng xuất khẩu gạo hiện chưa tác động đến giá gạo Việt Nam, các doanh nghiệp hiện vẫn đang nghe ngóng chuyển động thị trường để có ứng biến phù hợp.
Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ lưu ý, nông dân và các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam nên tiếp tục theo dõi các động thái xuất, nhập khẩu của Ấn Độ cũng như của các nước trên thế giới.
Chỉ dấu tích cực là các quốc gia nhập nhiều gạo như Philippines, Indonesia... vẫn tăng nhu cầu nhập khẩu gạo so với kế hoạch đầu năm để đảm bảo tiêu dùng nội địa.
Điều này đồng nghĩa, cầu thị trường vẫn có và các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng không quá lo ngại về giá gạo xuất khẩu sẽ giảm sâu. Nhất là giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã khẳng định được vị trí là nhà xuất khẩu gạo uy tín, với nhiều chủng loại gạo chất lượng cao.
Thống kê của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 6,49 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,14% về lượng và tăng 21,12% về trị giá.
Còn tính trong 8 tháng, giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 625,9 USD/tấn, tăng 15% so với cùng kỳ. Bình quân những tháng gần đây, trị giá xuất khẩu đều đạt trên 500 USD/tháng. 15 ngày đầu tháng 9 đạt 215 triệu USD.
Năm nay, Việt Nam dự kiến xuất khẩu từ 7,6 - 8 triệu tấn gạo, như vậy, trong 3,5 tháng còn lại, vẫn còn dư địa để các doanh nghiệp "chốt" các hợp đồng với giá tốt nhất để cán đích doanh thu xuất khẩu hơn 5 tỷ USD.
-
Xuất khẩu rau quả giảm do thị trường Trung Quốc giảm nhập sầu riêng -
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định -
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM -
Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cá rô phi -
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít -
SASCO vận hành sớm phòng chờ thương gia tại Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)