-
Lai Châu xúc tiến du lịch tại Đà Nẵng -
Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn -
Chủ tịch tỉnh Bình Định mong sớm thiết kế combo du lịch giữa Thái Lan và Bình Định -
IHG cam kết hỗ trợ tham vọng vươn lên trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới của Việt Nam -
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh -
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”
Rừng tràm An Giang |
Rừng tràm Tân Tuyến rộng 1.672 ha, thuộc huyện Tri Tôn, được UBND tỉnh An Giang đưa vào danh mục rừng ngập nước bảo tồn thiên nhiên. Trong đó, hơn 255 ha tại khu A được quy hoạch khai thác, phát triển các hoạt động du lịch với sinh cảnh rừng tràm ngập nước; sinh cảnh kênh, mương và các loài thực vật sen, súng, bèo; đồng cỏ, đầm lầy ngập nước theo mùa. Đây là khu rừng đặc dụng thuộc hệ sinh thái đất ngập nước với các sinh cảnh điển hình của tỉnh An Giang và vùng Tứ giác Long Xuyên.
Chiến lược phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Tân Tuyến trong giai đoạn 10 năm, đến năm 2030. Đây vừa là hoạt động góp phần cho công tác bảo tồn thiên nhiên, đồng thời góp phần cho sự phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh.
Khi dự án du lịch sinh thái tại Tân Tuyến hình thành và đưa vào sử dụng, du khách đến vùng Tứ giác Long Xuyên này sẽ được tham quan các sinh cảnh và tài nguyên đất ngập nước; giải trí, thư giãn trong môi trường rừng yên bình, trong lành. Đặc biệt, du khách được khám phá các đặc trưng tiêu biểu của tài nguyên thiên nhiên; nghiên cứu khoa học về rừng tràm và đất ngập nước là các sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa; trải nghiệm các nét văn hóa trong sinh hoạt, ẩm thực truyền thống của cộng đồng địa phương.
Đồng thời, An Giang định hướng phát triển du lịch để tăng thu hoạch về kinh tế nhưng phải duy trì giá trị, chức năng của các hệ sinh thái, cảnh quan và tài nguyên du lịch tự nhiên. Kiên quyết không đánh đổi giá trị sinh thái tự nhiên bằng lợi ích kinh tế. Đây là căn cứ để chọn các nhà đầu tư thực sự có các sản phẩm du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên.
Như vậy, đến nay khu vực ĐBSCL có 6 khu du lịch sinh thái cảnh quan đặc trưng rừng ngập nước gồm: khu du lịch sinh thái Đất Mũi (Cà Mau); khu du lịch sinh thái Tràm Chim (Đồng Tháp); khu du lịch sinh thái U Minh Thượng (Kiên Giang), Khu Du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang), Khu du lịch sinh thái Trà Sư và Khu du lịch sinh thái Tân Tuyến thuộc tỉnh An Giang.
-
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh -
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” -
Nghỉ dưỡng Sa Pa mùa săn mây ở đâu để tận hưởng trọn những ngày đẹp nhất năm? -
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long -
Đà Nẵng lần đầu tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025 -
Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày -
Tìm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch của Cụm phía Đông ĐBSCL
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025