-
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á
Phân hóa sâu sắc
Báo cáo mới nhất của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, truyền hình trả tiền hiện có 35 doanh nghiệp tham gia, cung cấp 1-4 loại hình dịch vụ trong phạm vi một tỉnh, thành phố hoặc toàn quốc. Nội dung đa dạng, phong phú, gồm cả kênh trong nước, kênh thiết yếu quốc gia, kênh quảng bá, kênh nước ngoài, kênh theo yêu cầu (VOD).
Đáng chú ý là, năm 2023, số lượng thuê bao của truyền hình trả tiền dự báo tăng 12%, đạt 18,6 triệu thuê bao. Nhưng tăng trưởng doanh thu thấp, ước đạt 10.000 tỷ đồng, chỉ tăng trưởng 1,4% (năm 2022, doanh thu truyền hình trả tiền đạt 9.300 tỷ đồng). Điều này cho thấy, APRU (doanh thu trung bình trên một khách hàng) của Việt Nam đang rất thấp, hiệu quả chưa cao.
Theo ông Bùi Huy Cường, Phòng Quản lý dịch vụ (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), truyền hình OTT (truyền hình qua Internet) đang có sự biến động mạnh với 4 doanh nghiệp rời bỏ thị trường, 2 doanh nghiệp chuyển sang cung cấp truyền hình theo yêu cầu. Doanh thu dịch vụ truyền hình truyền thống cũng không có nhiều biến động, trong khi doanh thu từ dịch vụ truyền hình OTT tăng trưởng mạnh, nhưng đang chững lại.
Không chỉ là nghịch lý “thuê bao tăng mạnh, doanh thu thấp đi”, mà ngay trong nội bộ phân khúc truyền hình trả tiền cũng có sự phân hóa rất mạnh. Phân khúc truyền hình OTT có sự tăng trưởng mạnh, trong khi thuê bao truyền hình cáp sụt giảm rất mạnh, còn truyền hình số mặt đất thì đi ngang.
Sự trỗi dậy của truyền hình OTT là tâm điểm đáng chú ý của thị trường thời gian qua. Năm 2021, doanh thu truyền hình OTT mới đạt khoảng 200 tỷ đồng, thì năm 2022 lên đến 740 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt hơn 1.550 tỷ đồng (chưa kể doanh thu các nền tảng xuyên biên giới hoạt động không phép tại Việt Nam).
Cùng với đó, thị trường truyền hình OTT, sau một thời gian phát triển nóng “5 không” (không có giấy phép, không có văn phòng đại diện, không kiểm duyệt nội dung, không đóng thuế và không tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo), với các ông lớn Netflix, AppleTV, WeTV, IQIYI…, nay đang đi vào khuôn khổ.
Với việc ban hành Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2016/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2023, quản lý dịch vụ truyền hình OTT là doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới bình đẳng như doanh nghiệp trong nước. Truyền hình OTT xuyên biên giới buộc phải tuân thủ luật chơi của Việt Nam trong cấp phép, đóng phí, thuế, biên tập nội dung… và thị trường bước vào cuộc thanh lọc lớn.
Mới đây nhất, Amazon TV thông báo ngừng cung cấp dịch vụ Prime Video tại Việt Nam từ ngày 1/11. Prime Video là một trong các nền tảng xuyên biên giới chuyên cung cấp nội dung truyền hình, phim ảnh giống như Netflix có mặt tại Việt Nam từ năm 2016. Cuối tháng 9/2023, Disney cũng ngừng cung cấp 3 kênh truyền hình tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trước đó, Hồ Nam thông tin về việc chấm dứt cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Còn Netflix đang có nhiều động thái tiến hành các thủ tục để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các nhà cung cấp truyền hình OTT xuyên biên giới khác như Iqiyi, Tencent và Apple đang điều chỉnh hoạt động tại Việt Nam.
Ẩn họa lớn
Truyền hình trả tiền nói chung và truyền hình OTT nói riêng đang đối mặt với không chỉ vấn đề doanh thu, lợi nhuận giảm, chi phí gia tăng, mà còn với nhiều vấn đề khác, đặc biệt là việc vi phạm bản quyền truyền hình.
Thống kê từ Similar Web cho thấy, Việt Nam có hơn 200 trang web bóng đá lậu với 1,5 tỷ lượt truy cập trong năm 2022; 200 web phim lậu với 120 triệu lượt xem mỗi tháng. Còn theo đánh giá từ Media Partner Asia, việc vi phạm bản quyền đã làm thất thoát đến 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu ngành công nghiệp truyền thông trong năm 2022.
Bà Phạm Thanh Thủy, Trưởng phòng Chống vi phạm bản quyền của Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (K+), vi phạm bản quyền trên môi trường số đang là vấn nạn của ngành truyền hình, trong đó, trên 80% vi phạm diễn ra trên nền tảng số.
“Một trong những biện pháp đang được các nước trên thế giới áp dụng hiệu quả là chặn truy cập vào các website này. Nhưng tại Việt Nam hiện nay, mỗi lần đề xuất chặn một tên miền, doanh nghiệp phải làm hồ sơ mất 2 ngày để gửi đến cơ quan chức năng, nhưng chỉ mất 2 phút để bên vi phạm đổi tên miền mới”, bà Thủy cho biết.
Ông Trần Văn Úy, Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền (VNPAYTV) cũng cho rằng, vấn đề vi phạm bản quyền thực tế là một điều không mới, đã được bàn luận rất nhiều, nhưng vẫn rất nhức nhối. Ở đây đòi hỏi sự thống nhất trong cách xử lý, chẳng hạn hiện nay, để báo về trường hợp vi phạm bản quyền, các đơn vị phát thanh truyền hình gửi hồ sơ tới 8 bên liên quan, nhưng liệu các bên có thống nhất một cách quyết liệt để chặn hay không, hay bên làm - bên không, dẫn đến nghi kỵ.
Còn bà Tô Nam Phương, Trưởng ban Ban Quan hệ đối ngoại (Công ty cổ phần Viễn thông FPT) cho biết, vấn nạn vi phạm bản quyền hiện nay, đặc biệt là bản quyền bóng đá, đang diễn ra vô cùng nhức nhối. FPT đang giữ bản quyền phát sóng các trận đấu giải UEFA Champions League (C1), khi phát một trận đấu giữa đêm chỉ có vài trăm ngàn người xem, nhưng một kênh YouTube lậu có tới 1 triệu người xem.
“Nếu chỉ 10% người xem lậu chuyển qua xem của FPT, thì doanh nghiệp đã thu được nhiều chi phí để tái đầu tư, sản xuất. Vì thế, cần có các giải pháp quyết liệt để chống lại tình trạng vi phạm bản quyền và cần thành lập liên minh thay vì các nhà đài hoạt động đơn độc như hiện nay”, bà Phương đề xuất.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, Bộ thống nhất thành lập lực lượng chuyên trách về vấn đề bản quyền với sự tham gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Công an. Vấn đề vi phạm bản quyền gắn với tội phạm có tổ chức, chẳng hạn kênh Xôi lạc không đơn giản chỉ là hình thức livestream lên mạng, mà còn gắn với tội phạm lừa đảo trực tuyến, cờ bạc trực tuyến, cho vay nặng lãi.
Bên cạnh đó, theo ông Lâm, cần đẩy mạnh truyền thông hướng dẫn người dùng, giáo dục họ không xem các chương trình vi phạm bản quyền. Các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình đưa ra các cảnh báo để người dùng hiểu họ đang tiếp tay cho tội phạm vi phạm bản quyền. Theo ông Lâm, sắp tới, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch trao đổi với lực lượng công an mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trong lĩnh vực này.
-
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo -
1 triệu ô tô tại Việt Nam dùng trợ lý ảo Kiki Auto -
Cảnh giác với hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm -
Những đổi mới đột phá đáng mong chờ trên iPhone 17 Air -
Người dùng Việt Nam thiệt hại khoảng 18.900 tỷ đồng do lừa đảo trực tuyến
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up