-
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone -
Unitel muốn trở thành tập đoàn kinh tế lớn nhất tại Lào, tiên phong chuyển đổi số cho Chính phủ và người dân -
Dịch vụ đám mây tối ưu hóa cho doanh nghiệp Việt Nam -
Quản lý đăng ký kinh doanh với bán hàng trên mạng
Cạnh tranh không bình đẳng
Các doanh nghiệp truyền hình OTT nước ngoài đang ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam với nhiều nền tảng lớn như Netflix, YouTube, Amazon, Iflix; WeTV, IQIYI…
Theo thống kê, hiện có 22 doanh nghiệp truyền hình OTT Việt Nam được cấp phép, chiếm 20% thị trường, đạt xấp xỉ 3,6 triệu thuê bao, doanh thu đạt gần 190 tỷ đồng. Trong khi đó, chỉ 5 doanh nghiệp OTT xuyên biên giới nước ngoài có hơn 1 triệu thuê bao ở Việt Nam đã thu về hơn 1.000 tỷ đồng/năm.
“Sự phát triển bùng nổ của truyền hình OTT đã đe dọa các dịch vụ truyền hình truyền thống, do đó các doanh nghiệp truyền hình buộc phải nhập cuộc chơi OTT có thu phí như chiếc phao cứu sinh để gia tăng doanh thu”, ông Lương Quốc Huy, Phó giám đốc SCTV nói.
Ông Nguyễn Trọng Dần, Giám đốc Công ty Phát triển dịch vụ truyền hình MyTV phàn nàn, truyền hình OTT nội địa đang bị các ông lớn nước ngoài chèn ép về giá. Hiện giá truyền hình trả tiền ngày càng giảm, với mức bình quân hơn 40.000 đồng/thuê bao/tháng. Trong khi đó, đầu tư chi phí sản xuất và mua bản quyền ngày càng lớn, tình trạng vi phạm bản quyền chưa được giải quyết, nội dung OTT nội địa không đủ lực để cạnh tranh với nền tảng mang tính toàn cầu.
Nói rõ hơn, ông Lê Đình Cường, Tổng thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) cho biết, truyền hình OTT xuyên biên giới đang cạnh tranh không bình đẳng với doanh nghiệp Việt. Họ không xin cấp phép và cung cấp vô số chương trình vào Việt Nam mà không bị kiểm duyệt nội dung, trong khi truyền hình trả tiền truyền thống trong nước gặp rất nhiều khó khăn để vượt qua hai quy định này.
“Họ không xin cấp phép nên không phải đóng thuế, phí cho Nhà nước. Các doanh nghiệp OTT nước ngoài đã chiếm một lượng lớn khách hàng truyền thống của Việt Nam mà chủ yếu là khách hàng trẻ ở đô thị. Đây là phân khúc khách hàng sẵn sàng chi tiêu để xem các kênh, chương trình nội dung trực tiếp một cách nhanh nhất”, ông Cường lo ngại.
Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Tuyền thông cũng khẳng định: “Các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình xuyên biên giới đang cạnh tranh mạnh với các doanh nghiệp trong nước, nhưng chưa bị quản lý (cấp phép, đóng phí, thuế, biên tập nội dung…) như các doanh nghiệp phát thanh, truyền hình trả tiền trong nước”.
Đưa truyền hình OTT vào khuôn khổ
Ông Nguyễn Trọng Dần chia sẻ, để cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại, MyTV phải đảm bảo kho nội dung lên tới hàng trăm ngàn giờ nội dung. Ngoài ra, đơn vị còn đang đầu tư mạnh vào các nội dung khác biệt, đặc biệt những thể loại nội dung được khán giả ưa chuộng như phim ảnh, âm nhạc, thiếu nhi, thể thao...
Còn ông Phạm Thanh Tuấn, Giám đốc Phát triển Kinh doanh FPT Telecom cho hay, tháng 9/2021, Truyền hình FPT đã hợp nhất với FPT Play. Việc hợp nhất không chỉ nhằm giúp người dùng có thể trải nghiệm dịch vụ truyền hình trên đa nền tảng, cả tivi, máy tính và smartphone, mà còn giúp FPT tạo ra một thương hiệu cung cấp dịch vụ nội dung số mạnh, đủ sức cạnh tranh với các nền tảng xuyên biên giới.
Song, giải pháp của các doanh nghiệp là chưa đủ. Trước thực tế truyền hình OTT xuyên biên giới ngoài vòng pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh, đe dọa sự ổn định của thị trường, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải có ngay các giải pháp quyết liệt, kịp thời.
Ông Lương Quốc Huy cho rằng, cần hành lang pháp lý đủ mạnh. Chính sách và môi trường pháp lý cần “đi trước, đón đầu” sự thay đổi của ngành, tránh gây bất lợi cho doanh nghiệp nội. Cần quy định, các đơn vị nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT trực tuyến xuyên biên giới phải thực hiện thủ tục về đăng ký cấp phép hoạt động. Tất cả các nội dung trước khi cung cấp tại Việt Nam đều phải thông qua khâu biên tập, biên dịch, kiểm duyệt đúng theo quy định của Luật Báo chí, Luật Điện ảnh, nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ về nội dung chương trình truyền hình, phim ảnh…
“Phải quy định việc kê khai doanh thu phát sinh tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài, áp dụng đầy đủ các quy định về thuế tương tự như các tổ chức trong nước; đưa các dịch vụ cung cấp nội dung xuyên biên giới vào danh mục kiểm soát đặc biệt, tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về cạnh tranh”, ông Huy kiến nghị.
Được biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, Nghị định 06/2016/NĐ-CP nhằm siết chặt quản lý nền tảng OTT xuyên biên giới, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.
-
Apple phát hành iOS 18.1.1: Giải pháp cho các sự cố trên iPhone -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone -
Âm thanh lạ phát ra từ iPhone khiến người dùng hoang mang -
Unitel muốn trở thành tập đoàn kinh tế lớn nhất tại Lào, tiên phong chuyển đổi số cho Chính phủ và người dân -
Đồng hồ thông minh dạng nhẫn của Casio có gì đặc biệt? -
Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024: Đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo -
Huawei Mate 70: Siêu phẩm đặt hàng trước với 130.000 lượt đăng ký chỉ sau 10 giờ
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"