-
Làm lạnh bền vững và xu hướng chuyển đổi xanh -
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức? -
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu
Dân số thế giới đã chạm mốc 8 tỷ người vào tháng 11/2022, điều này kéo theo sự gia tăng rất lớn về nhu cầu cho lương thực, thực phẩm (World Population Prospects 2022). Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước, đây cũng là ngành gây ô nhiễm nguồn nước mạnh mẽ.
Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam Kees van Baar phát biểu tại họp báo. |
Tính đến hiện tại, tưới tiêu trong nông nghiệp chiếm 70% nhu cầu nước trên toàn cầu. Là đất nước có nông nghiệp trù phú, nguồn nước Việt Nam sử dụng cho mục đích nông nghiệp thậm chí chiếm hơn 80% tổng sản lượng nước. Cùng với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan như ngập lụt, hạn hán, ngập mặn,...
Nền nông nghiệp nước ta đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến năng suất và an ninh lương thực quốc gia.
Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, tổng thiệt hại về tài sản gây ra do thiên tai trong vòng hai thập kỷ qua ở nước ta đã lên đến 6 tỷ đô la, tương đương 1-1.5% GDP mỗi năm.
Song song đó, nhu cầu nước cho sinh hoạt và đô thị thế giới cũng gặp nhiều báo động. Theo dự báo của OECD (2022), đến năm 2050, hơn 40% dân cư thế giới sống tại các lưu vực sông sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng.
Nhu cầu về nước dự báo sẽ tăng lên 55%. Hiện nay, khoảng hai tỷ dân cư toàn cầu không được tiếp xúc với nguồn nước uống an toàn (SDG Report, 2022).
Những con số này dự kiến sẽ gia tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và sự gia tăng dân số. Trong khi đó, chỉ có 0,5% nguồn nước trên trái đất là nước ngọt có thể sẵn sàng sử dụng.
Trong hai mươi năm qua, lưu trữ nước trên lục địa, bao gồm độ ẩm đất, tuyết và băng, đã giảm với tốc độ 1 cm mỗi năm, gây ra những hệ quả lớn đối với an ninh nước (World Meteorological Organization, 2021).
Bên cạnh nông nghiệp, các hoạt động công nghiệp là một trong những lý do gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Ô nhiễm nước đang trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế và sức khỏe con người. Tác động của nước bị ô nhiễm đến người dân có thể làm giảm khoảng 3.5% GDP nước ta vào năm 2035 (World Bank, 2016).
Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam đến năm 2030 và Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu đã đề ra lộ trình cải thiện chất lượng nước, nước thải công nghiệp, nông nghiệp và đô thị, nhằm đạt chỉ tiêu xử lý 100% nước thải nguy hại, tăng tỷ lệ nước thải đô thị xử lý đạt chuẩn lên 50% vào năm 2030.
Cùng với các chính sách và luật sửa đổi gần đây, sự đầu tư từ phía tư nhân vào lĩnh vực nước đang được mở rộng, đặc biệt đối với nước đô thị, tưới tiêu và nước thải công nghiệp. Nhu cầu về hệ thống thông tin, dữ liệu để quản lý tài nguồn nước cũng đang ngày càng tăng cao.
Tại Việt Nam - một trong những nước có tốc độ đô thị hóa nhanh, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc đầu tư vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Tính riêng tại TP.HCM, lượng nước thải từ sinh hoạt đô thị ước tính phát sinh lên đến 1.579.000 m3/ngày đêm.
Để hướng tới an ninh lương thực, đảm bảo nguồn nước trong công nghiệp, sinh hoạt và đô thị, việc quản lý bền vững và gia tăng các sáng tạo công nghệ được coi là chìa khóa hữu hiệu nhất.
Thị trường ngành nước tại Việt Nam hiện nay đang trải qua giai đoạn phát triển đáng chú ý. Kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước cho khu đô thị và khu công nghiệp cho đến năm 2025 đã được chính phủ đề ra, với mục tiêu đạt tỷ lệ tiếp cận nước sạch 100% trong khu đô thị và mức tiêu thụ hàng ngày đạt 120 lít/người.
Đồng thời, tỷ lệ tiếp cận nước sạch an toàn ở nông thôn sẽ đạt 75%. Điều này không chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực mà còn tăng cường nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển của ngành cấp nước.
Ngoài ra, vấn nạn rác thải nhựa cũng đang là nỗi lo của toàn cầu trong đó có Việt Nam chúng ta. Theo thống kê của Viện Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoạt, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình từ 10% - 16%. Trong đó, tỷ lệ thu gom rác thải tại các đô thị bình quân cả nước chỉ đạt khoảng 70% - 85%.
Một điều đáng lưu ý khác là cả nước có tới 52 bãi chôn lấp rác thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong khi quỹ đất cho các bãi chôn lấp ngày càng hạn hẹp.
Khí thải công nghiệp phát sinh từ lò đốt của các nhà máy, đặc biệt từ các ngành khai thác, chế biến than, sản xuất gang, thép, bụi sơn,… gây ảnh hưởng rất đến môi trường và sức khỏe người dân. Để cải thiện tình trạng này, sự góp mặt của các dự án công nghệ xử lý, tái chế chất thải, xử lý khí thải là điều vô cùng cần thiết.
Trong bối cảnh đó, từ ngày 11 đến 13/10/2023, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP.HCM, Công ty Informa Markets Việt Nam sẽ tổ chức Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 14 về Ngành Cấp thoát nước, Công nghệ lọc nước và Xử lý nước thải tại Việt Nam - Vietwater 2023.
Sự kiện là nơi trưng bày các công nghệ, sản phẩm và giải pháp tiên tiến nhất trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước; lọc nước, xử lý nước thải công nghiệp; cấp thoát nước đô thị; tưới tiêu và các lĩnh vực liên quan khác đến ngành nước. Tại đây, 450+ đơn vị trưng bày đến từ 25+ quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ kết nối với hơn 10,000+ khách tham quan chuyên ngành.
Phát biểu tại buổi họp báo giới thiệu sự kiện do Tạp chí Môi trường và đô thị phối hợp với Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức sáng 12/9, Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam Kees van Baar đánh giá cao triển lãm này, đó là một trong những hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Việc các doanh nghiệp Hà Lan tham gia triển lãm còn là minh chứng mối quan tâm của Hà Lan nói chung cũng như của doanh nghiệp Hà Lan nói riêng đối với môi trường tại Việt Nam; mong muốn mang đến những công nghệ xử lý nước thải tốt nhất; đóng góp vào sự phát triển chung của 2 quốc gia trong việc hướng tới trung hòa carbon và phát triển kinh tế xanh...
Theo chia sẻ của ông BT Tee, Tổng Giám đốc Công ty Informa Markets Việt Nam- Đơn vị tổ chức Vietwater 2023, chúng ta đều biết tầm quan trọng của nước trong việc hoạch định sự phát triển bền vững.
"Nước là giải pháp cho nhiều cuộc khủng hoảng, từ biến đổi khí hậu, giảm thiểu đa dạng sinh học, bất bình đẳng đến sức khỏe con người, môi trường và nền kinh tế", Tổng Giám đốc Công ty Informa Markets Việt Nam nêu.
Vietwater 2023 với danh mục sản phẩm trưng bày đa dạng, các hội thảo quốc tế và hoạt động kết nối kinh doanh thiết thực hứa hẹn là một phiên bản đáng chờ đợi, mở ra một chương mới cho sự phát triển của ngành nước tại Việt Nam.
Năm nay, VietWater 2023 quy tụ hàng trăm doanh nghiệp là nhà sản xuất, nhà phân phối thiết bị, máy móc và công nghệ phục vụ cho ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải.
Tại đây, các hạng mục về công nghệ xử lý, giám sát, quản lý, cấp thoát nước, nước thải, chất thải công nghiệp và đô thị; công nghệ xử lý bùn; nước mưa; nước siêu tinh khiết; công nghệ sản xuất nước đóng chai; khử muối và khử nước; công nghệ khử trùng & ô nhiễm sinh học...
Ngoài không gian trưng bày triển lãm, VietWater 2023 còn mang đến chương trình Hội thảo quốc tế với chủ đề đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ cộng động doanh nghiệp trong nước và quốc tế, đó là Hội thảo: “Thúc đẩy gắn kết nhu cầu thực tiễn trong quản trị nước thông minh”.
Bên cạnh đó, Vietwater 2023 còn tổ chức “Chương trình Kết nối Doanh nghiệp - Business Matching Programme”, nhằm kết nối các khách mua hàng tiềm năng với hơn 450+ nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới có mặt tại triển lãm.
-
ESG: Không chỉ là tín dụng xanh -
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia triển vọng nhất về tín chỉ carbon -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Sút bóng vào khung thành di động, doanh nghiệp nên đi sớm, đi chậm trên hành trình ESG
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử