
-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán
-
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
-
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025 -
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
![]() |
Các đại biểu cấp cao Việt Nam và Pháp tham quan triển lãm. (Ảnh: Lê Hải) |
Triển lãm ảnh quan hệ Việt Nam - Pháp, hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Pháp, diễn ra tại khu vực sảnh Khách sạn Melia, ngay trước phiên khai mạc toàn thể Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp, lần thứ 12.
Triển lãm ảnh quy tụ 120 bức ảnh giới thiệu về quan hệ giữa Việt Nam - Pháp, quan hệ giữa các địa phương Việt Nam - Pháp trên các lĩnh vực. Các bức ảnh được sắp xếp theo trình tự thời gian, đánh dấu quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tháng 4/1973, Pháp và Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam - Pháp được tăng cường trên nhiều mặt, với dấu mốc quan trọng là chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vào tháng 4/1977.
Những năm 1980, khi Việt Nam bị bao vây, cấm vận, Pháp là nước phương Tây duy nhất duy trì quan hệ với Việt Nam thông qua hợp tác khoa học kỹ thuật cũng như giao lưu văn hóa. Từ năm 1989, Pháp đi đầu trong khai thông quan hệ với Việt Nam, xoá nợ và giúp Việt Nam giải quyết nợ với các nước thành viên Câu lạc bộ Paris.
Tháng 2/1993, Tổng thống Pháp François Mitterrand trở thành nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên thăm Việt Nam, kể từ năm 1975.
Năm 1993, nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Pháp Balladur, Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ ta thăm chính thức Pháp. Năm 2000, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm và làm việc tại trụ sở hội đồng vùng Poa-tư-sa-răng.
Năm 2002, nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Pháp Jacques Chirac, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và phu nhân đã đến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Pháp, từ 28-31/10/2002. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Việt Nam tới Pháp, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Tại đây, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã chứng kiến các lễ ký hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực.
Các bức ảnh cũng giới thiệu các mốc thời gian hợp tác quan hệ giữa hai quốc gia. Năm 2005, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có chuyến công du sang thăm và làm việc với Cộng hòa Pháp.
Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Pháp. Tại đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Francosis Fillon đã chứng kiến các lễ ký kết hợp tác giữa hai bên.
Năm 2008, nhận lời mời của Chủ tịch Thượng viện Pháp Christian Poncelet, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu quốc hội Việt Nam thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Pháp. Năm 2018, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Cộng hòa Pháp, từ ngày 25 -27/3/2018.
Ngày 8/12/2022, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì lễ đón và hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher thăm chính thức Việt Nam, cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher dự Lễ khởi động các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp.
Ngày 4/11/2021, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Pháp, tại Điện Élysée ở Thủ đô Paris, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Bên cạnh đó là một số hình ảnh hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Pháp tại các tỉnh và địa phương của hai nước…
-
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
-
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025
-
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo -
Lạm phát được kiểm soát, nhưng không chủ quan -
Quảng Ninh lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân -
Nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi -
Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu xuống còn 7 ngày -
Giúp đỡ, dạy nghề và tạo việc làm cho người được đặc xá trở về hòa nhập cộng đồng -
Đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp trong 8 giờ
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
SeABank được hai tổ chức quốc tế vinh danh, khẳng định hiệu quả quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ
-
IPC E&C - Tiên phong phát triển năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu Net Zero 2050