-
Cổ phiếu “cắm đầu”, cổ tức 0 đồng, AIG xin chi thù lao "khủng" cho Chủ tịch -
EVNGENCO3 sản xuất 26,437 tỷ kWh điện, đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội -
Cao su Sao Vàng dự kiến đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2025 -
CTCP Đầu tư Nam Long chậm nhưng có chắc? -
PVT đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng năm 2025 -
Yeah 1 chốt quyền mua cổ phiếu
Nợ vay lớn, lãi vay bào mòn lợi nhuận
Kết thúc nửa đầu năm 2021, báo cáo tài chính của Cường Thuận Idico cho thấy, doanh thu thuần hợp nhất tăng 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 398,3 tỷ đồng.
Động lực chủ yếu đến từ mảng thi công, lắp đặt công trình, với doanh thu tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ; doanh thu các trạm thu phí Quốc lộ 1 và Quốc lộ 91 tăng lần lượt 16% và 7,4%. Tổng cộng 3 hoạt động này đóng góp đến 82,3% tổng doanh thu của Công ty, bù đắp cho sự sụt giảm của các hoạt động khai thác, gia công đá, du lịch, nhà hàng và các hoạt động khác.
Biên lợi nhuận gộp cao của các trạm thu phí (66,4% với trạm Quốc lộ 1 và 76,6% với trạm Quốc lộ 91) cũng giúp biên lợi nhuận gộp hợp nhất đạt 42%, tăng 4,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 167,5 tỷ đồng, tăng 42,3%. Khấu trừ các chi phí bán hàng và chi phí quản lý, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 129,9 tỷ đồng, tăng 54,4%.
Sự tăng trưởng trên là nguyên nhân chính giúp lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của Cường Thuận Idico thu về 52,9 tỷ đồng trong nửa đầu năm, gấp 16,9 lần cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, việc nguồn thu nhập khác giảm mạnh, từ lãi 80,2 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020 (ghi nhận lợi nhuận từ chuyển nhượng quyền khai thác mỏ đá Tân Cang 8) sang lỗ 3,8 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay đã khiến lợi nhuận trước thuế giảm 40,9%, từ 83,3 tỷ đồng còn 49,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 46,3 tỷ đồng, giảm 31,3%.
So với kế hoạch kinh doanh cả năm đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua, Cường Thuận Idico đã thực hiện được 40,5% kế hoạch doanh thu và 50% kế hoạch lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm.
Nếu như sự tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh chính là tín hiệu tích cực, thì hoạt động tài chính tiếp tục là điểm trừ của Cường Thuận Idico, khi ghi nhận lỗ 76,9 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Mặc dù số lỗ đã giảm 4,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn bào mòn đến 59% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mang lại, chủ yếu do chi phí lãi vay.
Tính đến cuối quý II/2021, báo cáo tài chính của Cường Thuận Idico cho biết, quy mô tài sản, nguồn vốn đạt 4.701,7 tỷ đồng, tăng 3,7% so với đầu năm. Trong cấu trúc nguồn vốn, nợ vay đang chiếm tỷ trọng lớn nhất với 2.911,5 tỷ đồng, chiếm 61,9%. Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức 2,24 lần. Riêng trong nửa đầu năm 2021, giá trị nợ vay của Công ty đã tăng thêm 156,4 tỷ đồng.
Dư nợ dự báo còn tăng lên khi nhiều dự án bất động sản, hạ tầng đang xây dựng dở dang và chi phí lãi vay không còn được vốn hóa, mặc dù có đến 92,5% khoản vay của Công ty là nợ vay dài hạn, trong đó có tỷ trọng đáng kể là các khoản vay để tài trợ cho các dự án BOT có thời gian trả nợ dài và được đảm bảo dòng tiền từ thu phí.
Với dư nợ vay lớn, lãi vay đang bào mòn đáng kể lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong năm 2020, khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh, do lỗ từ hoạt động tài chính đã bào mòn đến 80% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thì 2/3 lợi nhuận trước thuế của Công ty đến từ khoản thu nhập bất thường: chuyển nhượng quyền khai thác mỏ đá. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh cũng nhạy cảm với biến động lãi suất. Chi phí lãi vay sẽ tăng lên khi lãi suất tăng, vì phần lớn các khoản vay ngân hàng có lãi suất thả nổi theo lãi suất tiết kiệm cộng biên độ.
Triển vọng khó khăn do tác động của dịch bệnh
Trong nửa cuối năm 2021, các mảng kinh doanh của Cường Thuận Idico phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các địa phương liên tục phải gia hạn giãn cách xã hội và thời điểm có thể dỡ bỏ giãn cách chưa thể dự báo trước.
Cụ thể, đối với mảng thu phí qua các trạm thu phí Quốc lộ 1 và Quốc lộ 91 - nguồn đóng góp chủ lực vào doanh thu, lợi nhuận gộp của Công ty, doanh thu vốn đã giảm sút khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến người dân hạn chế đi lại, phương tiện lưu thông giảm mạnh, các địa phương như Đồng Nai (Đặt trạm thu phí BOT Quốc lộ 1, tuyến tránh Biên Hòa) đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg từ ngày 9/7/2021, TP. Cần Thơ (đặt trạm BOT trên Quốc lộ 91) cũng thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 12/7/2021.
Để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản yêu cầu tạm dừng thu phí tại các trạm thu phí trên địa bàn các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg từ ngày 20/7/2021 đến khi địa phương dỡ bỏ giãn cách xã hội.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các mảng kinh doanh khác, như phân phối xăng dầu, du lịch, nhà hàng, xây dựng do phải giãn tiến độ thi công, gặp khó khăn về nhân lực, vận chuyển nguyên vật liệu. Việc các công trình xây dựng phải tạm dừng thi công hoặc chậm tiến độ cũng sẽ ảnh hưởng đến các mảng cung cấp nguyên vật liệu như cống thoát nước, khai thác đá xây dựng, bê tông...
-
PVT đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng năm 2025 -
Yeah 1 chốt quyền mua cổ phiếu -
Cổ phiếu PV2 biến động mạnh từ câu chuyện cũ -
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn -
Chủ chuỗi nhà hàng Gogi, Manwah đột ngột “lật kèo” trả cổ tức -
Công ty cổ phần Chương Dương: Đặt mục tiêu đột phá -
Vinpearl kỳ vọng ngày trở lại không xa
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500