Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Áp thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội từ 5/10
Thế Hải - 04/10/2014 09:15
 
Bắt đầu từ 5/10 tới, Việt Nam sẽ chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ CHND Trung Hoa (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Phòng vệ thương mại: Cú huých từ ngành thép
Sản xuất thép: Lo gần chưa qua, lo xa đã tới
Ống thép Việt vào Mỹ bị đánh thuế tới trên 111%
Đã có "gậy" chống bán phá giá cá tra
Vì sao DN Việt phản đối việc Posco VST kiện phá giá?

Theo Quyết định 7896/QĐ-BCT của Bộ Công Thương có hiệu lực từ 5/10/2014, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm, được ủ hoặc được xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt của thép không gỉ.

  Từ 5/10, Việt Nam áp thuế CBPG đối với thép không gỉ cán nguội  
  Thời gian áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội bắt đầu từ 5/10/2014  

Các sản phẩm bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá  thuộc các mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90.

Mức thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm từ 3,07% đến 37,29%.

Các sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu được ứng dụng vào ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng như bồn rửa bát, đồ nội thất dạng ống, hệ thống nước nóng, bồn tắm và những vật dụng khác. Các bộ phận của xe hơi, vật liệu xây dựng, dụng cụ làm bếp, bộ đồ ăn...

Trước đó, vào ngày 13 tháng 8 năm 2014, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá đã họp biểu quyết và nhất trí về các nội dung liên quan đến vụ việc và kết luận, có tình trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, có trình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kế hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể.

Quyết định 7896/QĐ-BCT đã chỉ rõ, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá Việt Nam và hướng dẫn thu nộp thuế chống bán phá giá của Bộ Tài chính căn cứ theo quy định pháp luật về quản lý thuế và các quy định pháp lý liên quan khác.

Được biết, thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực.

Sau một năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các bên liên quan có quyền yêu cầu rà soát thuế chống bán phá giá theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh 20.

Sau khi biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành áp dụng thuế chống bán phá giá với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra từ các nhà sản xuất/xuất khẩu thuộc các nước/vùng lãnh thổ trong phạm vi vụ việc điều tra này.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư