
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
Ông Phạm Văn Tam, chủ tịch Asanzo vừa tiết lộ kế hoạch tái cấu trúc toàn diện và hướng tới mục tiêu IPO trong năm 2021 của tập đoàn. Sau IPO, Asanzo cũng tiếp tục triển khai kế hoạch chuẩn bị lên sàn chứng khoán.
Asanzo hoạt động theo mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp mang yếu tố gia đình. Việc IPO chỉ là những bước đầu tiên trong lộ trình đưa Asanzo trở thành tập đoàn công nghệ đa ngành hàng đầu Việt Nam và vươn tầm ra quốc tế.
Trước mắt, IPO sẽ giúp Asanzo giải quyết vấn đề nguồn vốn để giữ vững tăng trưởng và phát triển ổn định.
Với nguồn vốn huy động được, Asanzo trước tiên sẽ nâng cấp công suất của các nhà máy, mở rộng sản xuất phục vụ thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Hiện khả năng sản xuất tối đa của cả tập đoàn là 4 triệu sản phẩm/năm, trong đó gồm có tivi, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, smartphone và chỉ hoàn toàn phục vụ nhu cầu trong nước. Năm 2017, doanh thu của hãng đạt hơn hơn 4620 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Trong tương lai, Asanzo đặt mục tiêu nâng công suất lên mức 10 triệu sản phẩm/năm. Những sản phẩm công nghệ mới như Smartphone, laptop, máy tính bảng, tay nghe, loa không dây… dự kiến chiếm tỷ lệ 30% trong tổng công suất, thay vì chỉ 10% như hiện nay. 3,5 triệu sản phẩm sẽ phục vụ nhu cầu nội địa, số còn lại sẽ được xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Myanmar, Campuchia, Lào...
Chủ tịch Phạm Văn Tam (áo tím) tham vọng đưa Asanzo trở thành tập đoàn công nghệ đa ngành hàng đầu Việt Nam và vươn ra quốc tế. |
Kế tiếp, Asanzo xây dựng một khu công nghiệp điện tử tại Việt Nam có diện tích tối thiểu 100 ha dành riêng cho Asanzo và các đối tác cung cấp linh kiện, các doanh nghiệp điện tử trong nước từ nguồn vốn IPO.
Nơi đây sẽ tập trung tất cả dây chuyền sản xuất của các dòng sản phẩm điện tử, công nghệ mà Asanzo đang phát triển. Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất bao bì, khuôn mẫu, linh kiện... sẽ hoạt động tập trung.
Công ty hy vọng sẽ thu hút được 10-20 công ty đến hoạt động tại khu công nghiệp mới. Trong đó sẽ có các doanh nghiệp cung cấp linh kiện từ châu Âu, châu Á cũng như các doanh nghiệp điện tử trong nước, các startup mới thành lập thuộc lĩnh vực này.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower