Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Ba bài học xương máu khi khởi nghiệp
Ngọc Lan Chi - 17/03/2019 09:18
 
Ba bài học lớn mà hầu hết các doanh nhân thành đạt đã phải học một cách trầy trật khi khởi nghiệp.

Để trở thành một doanh nhân thành đạt thật không dễ. Song khi khởi nghiệp, mọi thứ xem ra khá đơn giản: chỉ tạo ra một sản phẩm độc đáo, tiếp thị rồi đợi “thượng đế” mở hầu bao mua hàng. Sau đó, có thể thuê người làm, rồi bạn trở thành giám đốc điều hành. Tiếp theo, bạn có thể giao quyền, thuê giám đốc, rồi bạn chỉ việc đi nghỉ và hưởng lạc ở bãi biển xa xôi nào đó.

Thực tế, những ai từng dành hơn 3 tháng để khởi nghiệp sẽ biết rằng, cuộc sống không đơn giản và đẹp như sự mường tượng trên. Sự thật là, việc khởi nghiệp kéo theo rất nhiều điều bất ngờ: sản phẩm thất bại, khách hàng bỏ đi, vốn liếng bay theo mây khói…

Dưới đây là 3 bài học lớn mà hầu hết các doanh nhân thành đạt đã phải học một cách trầy trật.

1. Ý tưởng đầu tiên của bạn ít khi là ý tưởng tốt nhất

Khi đưa ra thị trường, sản phẩm của bạn giống như một đứa trẻ sơ sinh. Nó rất mong manh, yếu ớt và rất có thể không thành công như kỳ vọng. Trong tình huống xấu, hoặc bạn lắng nghe những lời phê phán của khách hàng, hoặc bạn không thèm nghe gì cả. Đáng tiếc là, những người không thích nghe gì cả chiếm số đông. Sản phẩm bạn tâm huyết, nên bạn thường cảm nhận nó giá trị, nhưng nếu không được thị trường chấp nhận thì bạn cũng thất bại. Nếu không cầu thị, lắng nghe để hoàn thiện thì khách hàng sẽ không tương tác với bạn, không quan tâm đến sản phẩm của bạn nữa.

Bài học: Đừng cố định với các ý tưởng của mình. Bạn cần lắng nghe, đo lường, thử ở mọi khía cạnh để hoàn thiện sản phẩm.

2. Thuê nhầm người còn tệ hại hơn việc phải dài cổ tìm đúng người

Khi mới lập nghiệp, doanh nghiệp thường thuê người có tính tình dễ chịu và chi phí phải chăng, nhưng về sau họ mới nhận thức được tầm quan trọng của việc thuê những người có chuyên môn giỏi. Về dài hạn, thuê người giỏi hơn, dù tốn chi phí hơn, nhưng sẽ tiết kiệm tiền bạc cho bạn.

Bài học: Một câu đã được đúc kết rất chuẩn là “Hãy chậm khi tuyển dụng và nhanh khi sa thải”. Bạn chỉ thuê người khi công việc dứt khoát phải thuê. Nếu việc bạn có thể làm được thì cứ tự làm. Tuy nhiên, nếu xét thấy thuê người hiệu quả hơn thì lại nên thuê.

3. Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong kinh doanh của bạn

Mặt trái của hoạt động kinh doanh là dễ làm tổn thương sức khỏe tâm thần. Theo số liệu thống kê, các doanh nhân có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi và nguy cơ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cao gấp 5 lần so với những người bình thường.

Bài học: Sức khỏe tâm thầm và sức khỏe thể chất là vô giá, nên không đáng phải đánh đổi lấy sự thành công nào đó trong kinh doanh. Đừng để rơi vào cái bẫy đó. Hãy chú ý đảm bảo cho cuộc sống hài hòa, cân bằng, tập trung vào cả sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất.

Bảy tố chất cần có của nhà lãnh đạo tài năng
Trung tâm Lãnh đạo Greeleaf đúc kết 7 tố chất của các nhà lãnh đạo tài năng, đó là phục vụ trước, tạo thêm giá trị cho người khác, xây dựng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư