Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
Bà Lan đề nghị Tòa xem xét lại số tiền thiệt hại mà Ngân hàng SCB đưa ra
Việt Dũng - 15/03/2024 14:34
 
Liên quan đến số tiền thiệt hại trong vụ án mà đại diện Ngân hàng SCB đưa ra, bà Trương Mỹ Lan cho rằng không hợp lý và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại.

Ngày 15/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP.HCM cùng các luật sư tiếp tục phần xét hỏi đối với bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức khác.

Trả lời trước Hội đồng xét xử (HĐXX) liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại của Ngân hàng SCB (bị hại), bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cho rằng, yêu cầu của ngân hàng SCB là không hợp lý.

fsdfsd
Ngân hàng SCB không đồng ý với số tiền thiệt hại là 498.091 tỷ đồng như Cáo trạng đã nêu.


Cụ thể, trong phiên xét xử hôm qua (14/3), phía Ngân hàng SCB xác nhận tổng số tiền thiệt hại thực tế (tính đến ngày 17/10/2022) là 677.286 tỷ đồng. Ngân hàng SCB không đồng ý với số tiền thiệt hại là 498.091 tỷ đồng như Cáo trạng đã nêu và xác định tổng số tiền thiệt hại mà SCB phải chịu do những hành vi vi phạm của các bị cáo là 677.286 tỷ đồng (tạm tính tại thời điểm ngày 17/10/2022).

Theo đại diện SCB, số tiền thiệt hại là 677.286 tỷ đồng (đến ngày 17/10/2022), số liệu tạm tính đến ngày 05/3/2024 là 760.279 tỷ đồng, trong đó gốc là 482.449 tỷ đồng, lãi/phí là 277.830 tỷ đồng.

Yêu cầu bổ sung khoản tiền lãi/phí phát sinh tính từ ngày 18/10/2022 cho đến khi khắc phục được toàn bộ thiệt hại cho Ngân hàng SCB. Cơ quan Điều tra chỉ mới tính tiền nợ lãi/phí phát sinh tạm tính đến ngày 17/10/2022 với tổng số tiền là 193.315 tỷ đồng.

Vì vậy, Ngân hàng SCB đề nghị HĐXX tính thêm số tiền lãi/phí phát sinh tạm tính kể từ ngày 18/10/2022 cho đến ngày 05/3/2024 là 84.515 tỷ đồng (chi tiết theo phụ lục đính kèm). Số tiền lãi/phí này tiếp tục phát sinh cho đến khi SCB thực tế thu hồi được nợ.

Đối với vật chứng là những tài sản bảo đảm (1.166 mã tài sản đảm bảo theo Kết luận điều tra và Cáo trạng), Ngân hàng SCB cũng đề nghị HĐXX giao cho Ngân hàng SCB toàn quyền quản lý, khai thác, sử dụng, xử lý…đối với 1.166 mã tài sản đảm bảo theo Kết luận điều tra và Cáo trạng mà không phụ thuộc vào việc tài sản bảo đó có đầy đủ pháp lý về tài sản hoặc pháp lý khi thế chấp, cầm cố hay không.

Đối với vật chứng là những tài sản đã được cơ quan điều tra kê biên, phong toả, thu giữ được nêu trong Kết luận điều tra. Ngân hàng SCB đề nghị Toà buộc trả lại, bồi thường cho Ngân hàng SCB tất cả những vật chứng nêu trên ngay trong quá trình xét xử theo đúng quy định pháp luật và giao cho SCB toàn quyền quản lý, khai thác, sử dụng, xử lý…đối với các vật chứng này…

Trình bày tại toà, bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng, những tài sản này có nhiều nhiều chủ sở hữu. Hơn nữa, cách tính thiệt hại của Ngân hàng SCB không hợp lý. Đề nghị HĐXX xem xét lại.

“Bây giờ chưa biết kết quả vụ án này sẽ như thế nào, tôi chỉ mong HĐXX xem xét con số thiệt hại này lấy từ đâu ra, có đủ căn cứ không”, bị cáo Lan nói.

sdfds
Bị cáo Trương Mỹ Lan cũng đề nghị HĐXX xem xét lại số tiền thiệt hại trong vụ án và thẩm định lại giá trị các tài sản.


Trước đó, đại diện Ngân hàng SCB từ chối nhiều câu hỏi của Luật sư liên quan đến những yêu cầu này. Đại diện Ngân hàng SCB cho rằng, quan điểm của Ngân hàng SCB đã trình bày và có các văn bản gửi tới HĐXX. Mục đích chính của Ngân hàng SCB là muốn đòi lại tối đa số tiền thiệt hại trong vụ án, còn quyết định như thế nào sẽ do HĐXX quyết định.

Liên quan đến việc thẩm định giá các tài sản ở Ngân hàng SCB để làm căn cứ xác định thiệt hại của vụ án, đại diện Công ty TNHH thẩm định giá Hoàng Quân (Công ty Hoàng Quân) cho hay, việc thẩm định giá các tài sản này căn cứ trên những tài liệu pháp lý mà phía Ngân hàng SCB cung cấp.

Đại diện Công ty Hoàng Quân cho hay, Công ty nhận được thư mời thẩm định giá tài sản cố định và tài sản đảm bảo của Ngân hàng SCB. Khi tiếp nhận những hồ sơ này, Công ty đã chào giá theo quy định và tiến hành định giá theo nội dung hợp đồng đã ký kết với Ngân hàng SCB.

Danh mục thẩm định giá gồm tài sản là hàng hóa, phương tiện và bất động sản. Một số tài sản đảm bảo mà Công ty không thẩm định giá là do các tài sản này không đủ pháp lý cần thiết. Khi thực hiện thẩm định giá theo yêu cầu của Ngân hàng SCB, Công ty Hoàng Quân đã hoạt động thẩm định trên cơ sở trung thực, khách quan, độc lập. Mục đích thẩm định mà Công ty ký hợp đồng với Ngân hàng SCB là xác định giá trị của tài sản theo giá thị trường tại thời điểm đó (ngày 30/9/2022).

Lý giải về mức giá thẩm định của Công ty Hoàng Quân so với 2 Công ty thẩm định giá của Bộ Tài chính cử có sự chênh lệch (thấp hơn), đại diện Công ty Hoàng Quân cho biết, chỉ làm theo hồ sơ pháp lý mà Ngân hàng SCB cung cấp và làm theo giá thị trường.

“Công ty Hoàng Quân chỉ thẩm định giá tài sản đủ điều kiện pháp lý, nếu không đủ điều kiện pháp lý thì không định giá”, đại diện Công ty Hoàng Quân nói.

Bên cạnh những yêu cầu ở trên, bị hại trong vụ án này là Ngân hàng SCB cũng đề nghị Hội đồng xét xử có biện pháp quyết định thu hồi 240 tài sản hoán đổi nói trên và các tài sản khác được hoán đổi (nếu có cơ sở xác định) để giao lại cho Ngân hàng SCB quản lý, khai thác, sử dụng, xử lý… để thu hồi nợ, khắc phục thiệt hại.

Yêu cầu về việc tiếp tục truy tìm, thực hiện phong tỏa, kê biên các tài sản thuộc sở hữu của các bị can trong vụ án và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục áp dụng các biện pháp truy tìm và kê biên, phong toả tài sản thuộc sở hữu của bà Trương Mỹ Lan, hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, những cá nhân đồng phạm với bà Trương Mỹ Lan và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan còn chưa được kê biên, phong toả... giao cho SCB để khắc phục thiệt hại.

Yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan là các Công ty Thẩm định giá: Công ty TNHH Thẩm định giá Tầm Nhìn Mới, Công ty TNHH Thẩm định giá MHD, Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thiên Phú, Công ty TNHH hãng Kiểm toán và Định giá ATC, Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ về Tài sản, Bất động sản DATC, Công ty Thẩm định giá E Xim

Đồng thời, Ngân hàng SCB đề nghị Hội đồng xét xử tuyên giao cho SCB được quyền xử lý, thu hồi các tài sản kê biên, thu giữ bao gồm là các vật chứng đã được xác định trong hồ sơ vụ án theo các nội dung đã trình bày để đảm bảo khả năng thu hồi nợ, ổn định hoạt động của SCB. Việc xử lý các tài sản nêu trên giao cho Ngân hàng SCB chủ động phối hợp với khách hàng vay/chủ tài sản/bên bảo đảm để xử lý, trong trường hợp không thỏa thuận xử lý được thì yêu cầu Cơ quan Thi hành án hỗ trợ.

Kính đề nghị Hội đồng xét xử tuyên Bên vay, Chủ tài sản, các bị cáo có liên quan trong vụ án, những cá nhân hoặc pháp nhân có liên quan… có trách nhiệm liên đới khắc phục thiệt hại, bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Ngân hàng SCB.
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đại diện SCB đề nghị xác định lại số tiền thiệt hại
Là bị hại trong vụ án này, đại diện Ngân hàng SCB đề nghị bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm khắc phục số tiền thiệt hại tính đến thời...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư