
-
Giá xăng đã tăng hơn 400 đồng/lít
-
Hơn 350 doanh nghiệp tham gia Triển lãm thiết bị thông minh 2025
-
Camera AI MobiFone: Giải pháp giám sát thông minh, an toàn cho mọi gia đình
-
Trải nghiệm mua sắm, ẩm thực với nhiều ưu đãi đặc biệt tại nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất
-
Tập trung chế biến sâu, nâng cao chuỗi giá trị cho vải thiều -
Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng ngành sản xuất rau xanh
Sản lượng đi đôi chất lượng
Đến thời điểm hiện tại, diện tích trồng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt gần 30.000 ha, với sản lượng dự kiến khoảng 165.000 - 170.000 tấn, tăng khoảng 8% so với năm trước. Theo ông Nguyễn Việt Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, giá trị kinh tế từ vải thiều ước tính đạt khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng, tạo nguồn thu ổn định cho người dân và doanh nghiệp địa phương.
Bên cạnh sản lượng, chất lượng vải thiều cũng được người dân chăm chút kỹ lưỡng. Các vùng trồng chủ lực như Lục Ngạn, Tân Yên, Lục Nam đều áp dụng quy trình canh tác theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo điều kiện xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU và Úc, đặc biệt nhiều vùng đã được cấp chỉ dẫn địa lý.
Tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, nơi được biết đến là “thủ phủ” vải thiều chín sớm, hơn 700 ha vải đã cho trái ngọt. Ông Nguyễn Huy Ngọc, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Yên cho biết, năm 2025 sản lượng vải chín sớm toàn huyện dự kiến đạt 15.000 tấn, trong đó xuất khẩu 12.000 tấn, tăng 1.000 tấn so với năm trước.
![]() |
Người dân tất bật thu hoạch vải thiều vụ mùa 2025. Ảnh: Linh Nguyễn |
Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu của Phúc Hòa ngày càng được mở rộng, bao gồm các thị trường khó tính như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc và Singapore. Trước đây, việc tiêu thụ vải gặp nhiều khó khăn do xe tải trọng lớn không thể vào sâu các vùng trồng, buộc phải sử dụng phương tiện trung chuyển, gây mất thời gian và tăng chi phí. Do đó, tỉnh đã tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông giúp việc vận chuyển vải trở nên thuận lợi hơn, rút ngắn thời gian vận chuyển vải thiều nói riêng, các mặt hàng nông sản nói chung.
Ngoài khắc phục hạ tầng giao thông, hệ thống kho lạnh, trung tâm sơ chế cũng được đầu tư để bảo quản vải thiều sau thu hoạch, giảm thiểu tổn thất và kéo dài thời gian tiêu thụ. Ông Nguyễn Văn Ánh, chủ vườn vải rộng hơn 1 ha tại thôn Quất Du 2 cho biết, nhờ áp dụng quy trình chăm sóc tiêu chuẩn, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và tuân thủ hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, toàn bộ vải của gia đình ông đã được ký kết bao tiêu với doanh nghiệp để xuất khẩu sang Nhật Bản với giá 35.000 đồng/kg.
Năm 2025 tỉnh Bắc Giang dự kiến xuất khẩu khoảng 2.500 tấn vải thiều vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore, Canada và Thái Lan. Mỗi 1ha xuất khẩu vải thiều có sản lượng từ 10 - 12 tấn, giá tại vườn 35.000 đồng/kg sẽ thu về trên 400 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí ngoài sản xuất khoảng trên 15 triệu đồng (xuất khẩu Trung Quốc khoảng 10 triệu đồng/ha). Nếu sản xuất lớn, được cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp đồng hành thì chắc chắn chi phí sẽ giảm, có được thị trường tiêu thụ bền vững, gia tăng giá trị.
Ngoài xuất khẩu truyền thống, Bắc Giang còn đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Vải thiều đã được kết nối tiêu thụ tại hệ thống siêu thị lớn như Central Retail (GO!, Big C, Tops Market), MM Mega Market, Saigon Co.op (Co.opmart), WinCommerce (Siêu thị WinMart), cùng các chợ đầu mối từ Hà Nội, TP.HCM đến Đà Nẵng, Đồng Nai.
Nắm bắt xu thế tiêu thụ hiện đại, vải thiều Bắc Giang đã và đang được giới thiệu, bán trên các sàn thương mại điện tử trong nước như Voso, Postmart, Tiki, Shopee, Lazada, cùng các nền tảng quốc tế như Alibaba. Đồng thời, mạng xã hội như TikTok, Facebook, Zalo cũng trở thành kênh quảng bá và tiêu thụ hiệu quả.
Định vị thương hiệu “vải thiều xanh - sạch - chất lượng cao”
Ông Nguyễn Việt Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết Bắc Giang đang triển khai đánh giá lại chất lượng đất đai để xây dựng khuyến nghị canh tác phù hợp, hướng đến phát triển các vùng trồng bền vững. Tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản nhằm khuyến khích đầu tư vào chế biến sâu, giảm phụ thuộc vào tiêu thụ sản phẩm tươi sống và nâng cao giá trị gia tăng.
Trong chuyến thăm, kiểm tra vùng trồng vải của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới đây, Bộ trưởng lưu ý Bắc Giang cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông để nâng tầm thương hiệu vải thiều.
Theo Bộ trưởng, vải thiều Bắc Giang không đơn thuần là loại trái cây theo mùa mà cần được biết tới là một sản phẩm nông sản chất lượng cao, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn.
![]() |
Bắc Giang đang dần chuyển mình trở thành hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại với vùng nguyên liệu được quy hoạch bài bản. Ảnh: Linh Nguyễn |
Bên cạnh việc quảng bá, Bộ trưởng khuyến nghị Bắc Giang phải tăng cường kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế. Điều này giúp tỉnh giữ vững thị phần xuất khẩu đồng thời nâng cao uy tín của thương hiệu vải thiều trên thị trường nông sản thế giới.
Thời gian tới, Bắc Giang đặt mục tiêu trở thành hình mẫu nông nghiệp hiện đại, trở thành biểu tượng của nền nông nghiệp xanh. Các vùng trồng sẽ được tái cơ cấu theo hướng áp dụng công nghệ xanh, đẩy mạnh chế biến sâu và không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định: “Mỗi quả vải sẽ là một đại sứ của nông sản Việt trên thị trường toàn cầu”.

-
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước về xuất khẩu vải thiều -
Camera AI MobiFone: Giải pháp giám sát thông minh, an toàn cho mọi gia đình -
Nông nghiệp tăng trưởng 3,74%, xuất khẩu vượt mốc 21 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm -
Trải nghiệm mua sắm, ẩm thực với nhiều ưu đãi đặc biệt tại nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất -
Nhu cầu tăng cao, nhập khẩu than vượt 2,5 tỷ USD sau 4 tháng -
Doanh nghiệp Việt tăng mua hàng từ Mỹ -
Tập trung chế biến sâu, nâng cao chuỗi giá trị cho vải thiều
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng