-
Năm 2024, 12 đại học Việt Nam đạt tiêu chuẩn của tổ chức kiểm định nước ngoài -
BIWASE đóng góp 1,1 tỷ đồng cứu trợ người dân các tỉnh thành bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tham gia ủng hộ đồng bào Việt Nam bị thiệt hại do bão số 3 -
Bé 13 tháng tuổi bị gãy chân sau đi học về, đình chỉ cơ sở mầm non -
[Ảnh] Dùng thuyền tiếp tế lương thực cho người dân ven sông Hà Nội -
Agribank Thái Bình ủng hộ 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi
TS Nguyễn Huy Bạo :"Ngày xưa “lởm khởm” nên dễ nhầm lắm" |
Xung quanh câu chuyện, mới đây tại Hà Nội xảy ra 2 trường hợp bị nhầm tại nhà hộ sinh Ba Đình và Đống Đa, trao đổi với Infonet, TS. BSCKII, Nguyễn Huy Bạo, nguyên giám đốc BV Phụ Sản HN cho biết: thời điểm đó, chuyện nhầm lẫn con có thể xảy ra.
Bởi theo TS Bạo, ông chính thức vào nghề từ cuối năm 1975 tại BV Phụ sản TW, trước đó ông cũng có thời gian đi thực tập tại các nhà hộ sinh, các bệnh viện sản nên ông nhớ rất rõ quy trình một sản phụ đi đẻ như thế nào.
Vị bác sĩ nhiều năm trong nghề cho biết, thời kỳ khởi thủy (theo lời các thầy cô dạy) chưa có việc đánh số, hay kí hiệu nào trên trẻ. Trẻ đẻ ra cứ để đấy, nếu chỉ có một sản phụ đẻ sẽ không có chuyện nhầm nhưng nếu có từ 2 sản phụ trở lên thì chuyện nhầm con là khó tránh khỏi.
“Thời kỳ đó gần như ăn lông ở lỗ, khả năng nhầm lẫn là rất cao khi có vài ba người cùng đi đẻ một lúc. Bởi trẻ đẻ ra đứa nào cũng giống đứa nào, đặc biệt cùng con gái hoặc cùng con trai” - ông Bạo nhấn mạnh.
Cũng theo ông Bạo thì cho đến những năm 70 – 80 tại các bệnh viện lớn, các nhà hộ sinh, trẻ sơ sinh mới được viết tên hoặc đánh số vào đùi. Thời kỳ viết vào đùi trẻ sơ sinh đã hạn chế được sự nhầm lẫn tuy nhiên, tùy theo chất lượng mực hoặc người viết cẩu thả thì mực có thể bị nhòe hoặc mờ đi. “Ngày xưa lởm khởm” nên dễ nhầm lắm”- ông Bạo nói.
Theo ông Bạo thì các sản phụ thời đó khi có bầu sẽ đăng ký khám thai từ tuyến dưới vì thế các chị em hầu hết vào nhà hộ sinh đẻ. Chỉ những ca khó mới được chuyển lên tuyến trên. Đồng thời ở tuyến trên lúc đó cũng quy định hạn chế các ca đẻ thường vì thế số lượng sản phụ sinh ở nhà hộ sinh sẽ nhiều hơn ở các bệnh viện phụ sản. “Thời kỳ đó, có khi cả tuần ở BV Phụ sản Trung ương chỉ đón 15 ca. Do đó, ở các nhà hộ sinh dễ nhầm hơn ở các BV Phụ sản”- ông Bạo nói.
Ông Bạo cũng cho biết thêm, trong nghề, chúng tôi xác định câu chuyện nhầm con là thảm họa, đối với gia đình người ta nhầm con cũng là chuyện nghiêm trọng. Vì thế, khắc phục chuyện này, rất nhanh sau đó chuyển sang đánh số. Theo đó, mỗi cặp mẹ con sẽ có một bộ số giống nhau. Mẹ được đeo vào tay, con đeo vào cổ. Khi có số đeo khó nhầm. Ông cũng cho biết thêm, cả cuộc đời ông gắn bó với công cuộc “đỡ đẻ” nhưng ông chưa gặp tình huống nào nhầm con. Ông cho rằng có thể vì ông không phải là người đi trả trẻ nên không gặp phải.
Trước đó, gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (65 tuổi), Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội, thông qua mạng xã hội đã nhờ cộng đồng cung cấp và tìm kiếm thông tin về người con gái bị trao nhầm cách đây 42 năm tại nhà hộ sinh Ba Đình.
Ngày 10/10/1974, bà Hạnh sinh một cô con gái ở nhà hộ sinh quận Ba Đình. Thời đó, những đứa trẻ được đánh số bằng cách , cùng với số người mẹ. Bà Hạnh mang số 33, nhưng nhận được đứa trẻ mang số 32. Thắc mắc bà Hạnh hỏi nhân viên y tế rằng con mình là số 33 sao đây lại là số 32 thì nhân viên y tế cho rằng, trong lúc tắm rửa số đánh dấu bị mờ. Khi ra tìm thì những đứa trẻ đánh số gần cạnh đều đã được gia đình đưa về hết.
Ngay sau khi sự việc được cộng đồng chú ý thì một bà mẹ bị trao nhầm con từ 29 năm trước ở nhà hộ sinh quận Đống Đa, Hà Nội cũng rơi vào cảnh tương tự. Đó là bà Phan Thị Tuyết Hoa (53 tuổi, ở phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội) sinh con gái ngày 12/12/1987, ở nhà hộ sinh quận Đống Đa, ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên. Con của bà là chị Lê Thanh Hiền (29 tuổi). Đến khi lấy chồng và sinh con chị Hiền mới biết mình là nhóm máu B, trong khi mọi người trong gia đình đều mang nhóm máu O. Trước những băn khoăn này, chị đã đi làm xét nghiệm ADN và ngã ngửa khi mình không cùng huyết thống với người mẹ đang nuôi dạy mình từ thuở lọt lòng.
-
Năm 2024, 12 đại học Việt Nam đạt tiêu chuẩn của tổ chức kiểm định nước ngoài -
BIWASE đóng góp 1,1 tỷ đồng cứu trợ người dân các tỉnh thành bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tham gia ủng hộ đồng bào Việt Nam bị thiệt hại do bão số 3 -
Vingroup ủng hộ 250 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi và lũ quyét
-
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại Hà Nội -
Bé 13 tháng tuổi bị gãy chân sau đi học về, đình chỉ cơ sở mầm non -
Thiếu chỉ tiêu xét tuyển bổ sung đại học tại nhiều trường đại học TP.HCM -
[Ảnh] Dùng thuyền tiếp tế lương thực cho người dân ven sông Hà Nội -
Agribank Thái Bình ủng hộ 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Điểm chuẩn bổ sung ngành sư phạm “cao ngất”, lên gần 29 điểm -
Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất ngành Y năm 2024 là ai?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức