
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan
-
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025 -
Mỹ đưa hơn 50 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận AI, bán dẫn
![]() |
Baidu khẳng định vào ngày 7/4 rằng Ernie hiện chưa có bất kỳ ứng dụng chính thức nào. Ảnh: AFP |
Ernie Bot là một chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) do Baidu phát triển và cho ra mắt vào tháng 3/2023. Ứng dụng này là động thái công nghệ mới nhất của Trung Quốc đối với nền tảng ChatGPT do Mỹ phát triển.
Baidu cho biết họ đã đệ đơn kiện lên Tòa án nhân dân Hải Điến, Bắc Kinh nhằm chống lại các nhà phát triển công nghệ đứng sau các ứng dụng giả mạo Ernie Bot của họ và Apple.
"Ernie hiện chưa có bất kỳ ứng dụng chính thức nào", phía Baidu khẳng định trong một tuyên bố vào cuối ngày 7/4 được đăng trên tài khoản WeChat chính thức của mình.
Baidu đã đăng tải bức ảnh về hồ sơ vụ kiện. "Cho đến khi có thông báo chính thức của công ty chúng tôi, bất kỳ ứng dụng Ernie nào trên App Store hoặc các cửa hàng khác đều là giả mạo", phía Baidu cho biết.
Apple chưa đưa ra bình luận về vấn đề trên.
Theo kết quả tìm kiếm của Reuters vào ngày 8/4, vẫn còn ít nhất 4 ứng dụng mang tên tiếng Trung của Ernie Bot trên App Store và tất cả đều là giả mạo.
Theo thông báo từ phía Baidu, Ernie Bot hiện chỉ khả dụng cho những người dùng đã đăng ký và nhận mã truy cập. Hãng công nghệ Trung Quốc cũng cảnh báo những người bán mã truy cập Ernie Bot.
Ernie được xem là một "mô hình ngôn ngữ lớn" và mô hình này đã được công bố vào năm 2019. "Điều khác biệt giữa Ernie với các mô hình ngôn ngữ khác là sự tích hợp kiến thức sâu rộng với dữ liệu khổng lồ, dẫn đến khả năng hiểu và tạo đặc biệt", Baidu cho biết.
Baidu đã phát triển Ernie thành một loạt các mô hình lớn tiên tiến có khả năng xử lý nhiều nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như hiểu ngôn ngữ, tạo ngôn ngữ và tạo văn bản thành hình ảnh".
Trong bài thuyết trình đầu năm nay, Giám đốc công nghệ Haifeng Wang của Baidu nhấn mạnh rằng tầm quan trọng của học sâu (deep learning) là cốt lõi của trí tuệ nhân tạo và rằng nó đang cho thấy "tiềm năng ngày càng mạnh mẽ".
Động thái trên của Baidu diễn ra trong bối cảnh ChatGPT đang tạo nên cơn sốt toàn cầu khiến các hãng công nghệ hàng đầu thế giới đồng loạt tuyên bố tham gia cuộc đua.
Microsoft đã rót 1 tỉ USD vào OpenAI và dự định sẽ đầu tư thêm cho dự án này. Nhà phát triển phần mềm Mỹ cũng muốn tích hợp công cụ tạo ảnh của OpenAI vào dịch vụ tìm kiếm Bing để tăng cường cạnh tranh với Google.
ChatGPT là một chương trình máy tính trí thông minh nhân tạo đã đi vào hoạt động vào cuối năm 2022. Công cụ siêu AI này được phát triển bởi OpenAI, một công ty khởi nghiệp có trụ sở ở San Francisco - Mỹ và được Microsoft hậu thuẫn.

-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2% -
33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh -
Lý do Mỹ và Ukraine chưa thể ký kết thỏa thuận khoáng sản đất hiếm -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce -
Thuế quan "có đi có lại" là gì? Nền kinh tế nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất?
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng