
-
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025
-
Các mốc quan trọng trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp
-
Thủ tướng: Hợp tác cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, vì lợi ích của hai bên
-
Thủ tướng họp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp về thích ứng thương mại quốc tế
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa -
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng quý II/2025
TIN LIÊN QUAN | |
Vĩnh Long rộng cửa đón nhà đầu tư | |
Các KCN Cần Thơ thu hút gần 2 tỷ USD đầu tư | |
Liên kết xúc tiến đầu tư nông nghiệp Vùng ÐBSCL | |
Tour đặc trưng khám phá vùng đất “Chín Rồng” |
Tăng trưởng tốt nhưng chưa bền vững
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm đạt 8,0 - 8,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. GDP bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 42.788 nghìn đồng.
![]() | ||
Tại MDEC 2014, các tỉnh, thành trong vùng cũng đã mời gọi đầu tư vào 67 dự án trọng điểm ưu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn |
Tăng trưởng của Vùng đạt khá trong bối cảnh kinh tế của Vùng còn nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết chuyển biến bất thường, nhiều mặt hàng nông sản như khoai lang Vĩnh Long, dừa Bến Tre xuất khẩu sụt giảm vì các thông tin xấu hoặc chỉ châm bẫm vào xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc khi họ dừng mua hàng thì hàng hóa lại ùn ứ ở cửa khẩu phải bỏ đi.
Tình trạng tôm nuôi, nhất là tôm nuôi công nghiệp ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... bị chết do dịch bệnh xảy ra nhiều hơn, giá tôm nguyên liệu thường xuyên biến động, tạo tâm lý hoang mang cho người nuôi tôm. Xuất khẩu cá tra cũng chưa ổn định vì giá bán quá thấp, diện tích nuôi có khi thừa, khi thiếu...
Trong giai đoạn 1993-2014, tổng giá trị vốn ODA cho vùng ĐBSCL được ký thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ đạt khoảng 5.760 triệu USD, chiếm 8,2% so với tổng nguồn vốn ODA kí kết của cả nước. Trong số các dự án ODA đã được ký kết, chỉ có khoảng hơn 500 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vùng ĐBSCL đã thu hút 717 dự án, tổng vốn đăng ký là 7,59 tỷ USD trên lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, 52 52 dự án, vốn đăng ký chỉ đạt 242,5 triệu USD trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và 14 dự án BĐS với tổng vốn đăng ký 1,94 tỷ USD.
Victoria Kwakwa Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng ĐBSCL là một vùng đất quý giá của Việt Nam và thế giới, mỗi năm cả vùng đóng góp cho an ninh lương thực hàng triệu tấn gạo, tuy nhiên đại bộ phận nông dân trong vùng còn nghèo, thu nhập chưa cao, vốn đầu tư FDI vào khu vực này cón thấp.
Theo bà Kwakwa các địa phương trong vùng cần phải quảng bá hơn nữa tiềm năng lợi thế của mình để các nhà đầu tư biết và quyết định đầu tư. Mặt khác sản xuất nông nghiệp của vùng cũng cần phải đẩy mạnh hơn nữa vì hiện nay đang ở mức phát triển dưới tiềm năng.
Kiến nghị nhiều giải pháp:
Để thực hiện đạt mục tiêu xây dựng Vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa và thuỷ sản của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu đề xuất các nhóm giải pháp: Tập trung phát triển những sản phẩm chủ lực của Vùng như: Lúa, trái cây và thuỷ sản trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng chất lượng cao, gắn sản xuất với chế biến và đáp ứng nhu cầu thị trường. Gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp với việc tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế tập thể để xây dựng vùng sản xuất tập trung...
Ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, trong năm 2014 và các năm tiếp theo, Bộ Công thương sẽ chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ tăng cường hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng, các địa phương tập trung khai thác các hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực, mang lại hiệu quả cao như tổ chức, tham gia Hội chợ triển lãm chuyên ngành tại nước ngoài, tổ chức hội thảo, đoàn giao dịch thương mại trong và ngoài nước.
Đồng thời, Bộ Công thương cũng chỉ đạo các đơn vị chủ trì tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước giúp duy trì kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường xuất khẩu tại các thị trường mới, thị trường tiềm năng.
Tại MDEC 2014, các tỉnh, thành trong vùng cũng đã mời gọi đầu tư vào 67 dự án trọng điểm ưu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tổng vốn đầu tư khoảng 22 ngàn tỷ đồng và 1,4 tỷ USD |
Phú Khởi
-
Thủ tướng họp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp về thích ứng thương mại quốc tế -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa -
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng quý II/2025 -
Hải Phòng đứng đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX 2024) -
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương -
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%
-
1 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
2 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
3 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
4 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển