
-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng mở ra giai đoạn phát triển mới
-
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM
-
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư
![]() |
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phân công trách nhiệm chủ trì và trách nhiệm phối hợp giữa tỉnh Nghệ An và các bộ, ngành trung ương bảo đảm thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh. Đồng bộ hệ thống các quy hoạch trên địa bàn tỉnh; bảo đảm sự thống nhất giữa Quy hoạch tỉnh với Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch ngành cấp quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch có liên quan. Xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực thực hiện Quy hoạch tỉnh.
Đồng thời, xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện các chương trình, dự án gắn với nguồn lực triển khai nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quy hoạch tỉnh.
Nội dung chủ yếu của Kế hoạch: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch; triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh (Dự án ưu tiên và phân kỳ đầu tư thực hiện Quy hoạch tỉnh và Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công).
Kế hoạch đưa ra mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành việc rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo quy định của pháp luật, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
Đối với các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công: Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm Sân bay, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, hạ tầng logistics, đường sắt; hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển nguồn điện; cấp nước sạch; cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, môi trường, thương mại, du lịch, dịch vụ, thông tin và truyền thông.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực phúc lợi xã hội khác.
Tăng cường hợp tác công - tư (PPP) trên cơ sở cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); xây dựng chính sách đột phá để phát triển hạ tầng chiến lược, tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp FDI; thúc đẩy liên kết ngân hàng - doanh nghiệp, hỗ trợ các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư...

-
Môi trường kinh doanh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Mỹ: Cơ hội vẫn hiện hữu -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư -
TP.HCM kích hoạt cơ chế đặc thù chuẩn bị khởi công tuyến metro số 2 -
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh vốn mồi vào nền kinh tế -
Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower