
-
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh
-
Eximbank ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030, dời trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội
-
90 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu
-
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm -
Vàng miếng SJC tăng 1,3 triệu/lượng khi vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD/ounce
![]() |
Theo Nghị định, ngân hàng có tên tiếng Việt là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (viết tắt là Ngân hàng Phát triển). Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Development Bank. Tên viết tắt là VDB.
Ngân hàng Phát triển có trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội; có sở giao dịch, chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu vực; đơn vị trực thuộc khác. Trang web: www.vdb.gov.vn.
Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, đại diện pháp luật
Ngân hàng Phát triển là ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Ngân hàng Phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Phát triển là Tổng giám đốc.
Ngân hàng Phát triển hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
Nghị định nêu rõ, Ngân hàng Phát triển hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Phát triển được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; được cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển không phải thực hiện dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển do ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định pháp luật. Việc bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ chế quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển bao gồm: 1. Hội đồng quản trị; 2. Ban kiểm soát; 3. Tổng giám đốc.
Trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Phát triển
Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm: Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước giao cho Ngân hàng Phát triển; đảm bảo an toàn, bảo toàn vốn và tài sản theo quy định tại Nghị định này và pháp luật liên quan. Hoàn trả đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và lãi đối với các khoản vốn mà Ngân hàng Phát triển huy động theo đúng cam kết. Tuân thủ các quy định về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật...
Quyền hạn của Ngân hàng Phát triển là được mở tài khoản thanh toán và thực hiện nghiệp vụ gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; được mở tài khoản cho khách hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Được vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật. Được góp vốn thành lập doanh nghiệp trên cơ sở phê duyệt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Phát triển
Hoạt động huy động vốn gồm: Phát hành trái phiếu dược Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật; phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật; vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật…
Hoạt động tín dụng gồm: Cho vay theo chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật; bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại; cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ theo quy định của pháp luật…
Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác gồm: Thực hiện các hoạt động cho vay theo ủy quyền ủy thác, cấp phát vốn theo ủy thác; bảo lãnh theo ủy quyền ủy thác; ủy thác, nhận ủy thác cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
Cơ chế quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định của Chính phủ. Ngân hàng Phát triển thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành (ngày 29/4/2025). Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 3/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

-
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam -
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm -
Vàng miếng SJC tăng 1,3 triệu/lượng khi vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD/ounce -
Vàng quốc tế hồi phục nhẹ, giá vàng SJC đạt 120,8 triệu đồng/lượng -
ĐHĐCĐ Eximbank: Mục tiêu lợi nhuận tăng 23,8% lên gần 5.200 tỷ đồng trước thuế -
Quý I/2025, lợi nhuận trước thuế OCB đạt 893 tỷ đồng -
Cổ đông đề nghị mua cổ phiếu quỹ, Chủ tịch HĐQT VPBank nêu lý do từ chối
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025