
-
Đưa quan hệ Việt Nam - Hungary đi vào chiều sâu thông qua 6 biện pháp tăng cường
-
Khánh Hòa ưu tiên các dự án "đầu tàu”, kết nối vùng khi thực hiện Quy hoạch tỉnh
-
Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù, không chốt giá trần bán nhà ở xã hội
-
Bỏ quy định Nhà nước hoàn trả tiền cho chủ đầu tư nhà ở xã hội
-
Bộ Công thương thúc địa phương báo cáo công suất điện mặt trời mái nhà -
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét và chủ động phòng chống thiên tai
Phong trào nông thôn mới đang thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Thế nhưng, việc huy động nguồn lực trong dân sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức khi về cơ bản, hầu hết các công trình nhận được sự quan tâm ưu tiên của người dân đã được hoàn thành.
Chưa kể, thời gian qua, có nhiều tiêu cực xảy ra trong quản lý và sử dụng vốn xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới đang là câu hỏi cấp bách đặt ra.
Được biết, tính đến hết năm 2016, cả nước đã có 2358 xã đạt 19/19 tiêu chí (đạt 26,43%). Bình quân cả nước đạt 13,47 tiêu chí/ xã. Có 30 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Không có tỉnh nào không có xã đạt chuẩn nông thôn mới.
![]() |
Quản lý và sử dụng nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới đang đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết |
Trong 6 năm, cả nước đã huy động được khoảng 1 triệu tỷ đồng đầu tư cho Chương trình. Trong đó, ngân sách Nhà nước (bao gồm các chương trình, dự án khác) 302.311 tỷ đồng (28,48%), tín dụng 576.643 tỷ đồng (54,31%), doanh nghiệp 55.740 tỷ đồng (5,25%), người dân và cộng đồng đóng góp 126.951 tỷ đồng (11,96%).
Điểm tích cực nhất trong huy động vốn xây dựng nông thôn mới là cơ chế huy động khá linh hoạt đã tạo sự chủ động cho các địa phương trong huy động nguồn lực. Nhiều địa phương có cơ chế riêng để khuyến khích doanh nghiệp đóng góp xây dựng nông thôn mới, người dân tự làm đường, vay vốn chuyển đổi cơ cấu sản xuất…
Phong trào cũng khiến đưa người dân nông thôn từ chỗ thụ động, ỷ lại vào Nhà nước sang tích cực, chủ động, tự giác tham gia xây dựng nông thôn.
Tuy vậy, thực tế cũng cho thấy, vốn từ ngân sách trung ương cho xây dựng nông thôn mới còn quá thấp so với cam kết (hơn 3% trong khi cam kết là 23%).Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ DN, HTX, các đơn vị kinh tế khác cũng như dân cư còn thấp và thiếu bền vững.
Đặc biệt, nguồn vốn huy động chủ yếu sử dụng cho các cơ sở hạ tầng, giao thông, chưa tập trung vào phát triển sản xuất. Chưa kể, sự thiếu minh bạch trong huy động và sử dụng nguồn lực nhiều địa phương khiến người dân còn băn khoăn.
Giải quyết các khúc mắc trên, bài toán huy động vốn cho phát triển nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 mới được giải.
Đây cũng là các nội dung sẽ được các chuyên gia, nhà khoa học bàn luận tại Hội thảo khoa học “Quản lý và sử dụng nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới” do Học viện Phụ nữ Việt Nam và Hội Khoa học kinh tế Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức ngày 7/5 tới.

-
Bộ Công thương thúc địa phương báo cáo công suất điện mặt trời mái nhà -
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét và chủ động phòng chống thiên tai -
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số ngay từ năm 2026 -
Lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Phi lợi nhuận vẫn cần giám sát -
Việt Nam, Trung Quốc thống nhất thiết lập “luồng xanh nông sản” -
Giảm thuế giá trị gia tăng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng thống Hungary Sulyok Tamás
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bất động sản - Xây dựng
-
Chuyển đổi số - “hệ điều hành” mới cho doanh nghiệp tăng trưởng, sáng tạo và hội nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Viet Industry 2025 - Triển lãm công nghiệp kết nối chuỗi giá trị sản xuất toàn diện
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Chế biến - Chế tạo
-
VietinBank tiên phong tinh gọn mạng lưới, tối ưu trải nghiệm cho khách hàng trên nền tảng số