-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
Phiên họp chiều 9/5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
Tiếp tục phiên họp thứ 23, chiều 9/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Trình bày tờ trình dự án luật, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết Dự thảo gồm 13 chương, 195 điều, sửa đổi, bổ sung các công cụ để bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Lần sửa đổi này cũng tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo.
Dự thảo cũng luật bổ sung, sửa đổi quy định về việc tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước “can thiệp sớm” và bổ sung thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp can thiệp sớm.
Cụ thể, một ngân hàng bị rút tiền hàng loạt dẫn đến mất khả năng chi trả sẽ xếp vào diện được Ngân hàng Nhà nước "can thiệp sớm". Ngân hàng nào có lỗ luỹ kế lớn hơn 20% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ cũng sẽ vào nhóm này. "Cho vay đặc biệt" là một trong những biện pháp áp dụng với nhóm trên.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ "cho vay đặc biệt" với TCTD cần can thiệp sớm với lãi suất 0% một năm. Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống và trật tự an toàn xã hội, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ định Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc một số tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt với lãi suất 0%.
Chủ thể tham gia "cho vay đặc biệt" theo dự thảo sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước như được vay tái cấp vốn lãi suất 0%, được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc, được nhận tiền gửi dài hạn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với lãi suất ưu đãi. Các khoản cho vay này cũng được áp dụng hệ số rủi ro khi tính tỷ lệ an toàn vốn và phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, theo dự thảo.
Thẩm tra, Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát các trường hợp quy định của việc can thiệp sớm để phản ánh đúng bản chất. Theo cơ quan thẩm tra, việc can thiệp sớm như quy định của dự thảo luật thực chất là xử lý tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ đổ vỡ chứ không phải từ những dấu hiệu cảnh báo khó khăn.
Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, một số ý kiến trong thường trực Ủy ban này cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng, cũng như cơ quan quản lý nhà nước khi để xảy ra các trường hợp như trên mà chưa có các biện pháp xử lý kịp thời ngay từ ban đầu.
Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ TCTD bị rút tiền hàng loạt ở mức nào thì cần phải có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, để bảo đảm sự minh bạch cũng như cân đối kịp thời nguồn lực.
Về khoản vay đặc biệt, ông Thanh cho rằng, việc mở rộng phạm vi TCTD được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người cho vay cuối cùng là cần thiết để bảo đảm tính thanh khoản, mục tiêu an toàn hệ thống, ngăn chặn sự cố rút tiền hàng loạt, ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa quy định cụ thể về thời gian áp dụng biện pháp can thiệp sớm, nên khó xác định được thời gian của khoản cho vay đặc biệt.
Bên cạnh đó, chủ thể cho vay đặc biệt ngoài Ngân hàng Nhà nước còn có Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, TCTD.
Theo đó, dự thảo Luật quy định “Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được hạch toán giảm Quỹ dự phòng nghiệp vụ để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được” và “Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được hạch toán giảm Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được”.
Quy định này, theo cơ quan thẩm tra sẽ gây ảnh hưởng đến chính quyền lợi của các hội viên trong trường hợp cần phải sử dụng cho các trường hợp cần thiết theo quy định cũng như an toàn tài chính của các quỹ này.
Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, việc cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi khoản vay đặc biệt. Báo cáo đánh giá tác động cũng chưa đề cập đến nguồn lực thực hiện, tác động đến ngân sách nhà nước khi áp dụng khoản vay đặc biệt này.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo, làm rõ các nội dung trên.
Ông Thanh phản ánh, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc việc bổ sung quy định khoản vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm do về nguyên tắc các tổ chức tín dụng phải bảo đảm khả năng thanh toán, nếu không có bảo đảm sẽ không có tính cảnh báo, răn đe các ngân hàng thực hiện nghiêm túc điều kiện đảm bảo khả năng thanh toán do biết có thể được vay đặc biệt dẫn đến hệ lụy rủi ro cho người cho vay và khách hàng; đồng thời, đề nghị làm rõ trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước và các bên liên quan trong trường hợp không thu hồi được khoản vay đặc biệt.
Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ cơ sở, sự cần thiết, đánh giá tác động kỹ lưỡng đối với việc sửa đổi quy định về lãi suất cho vay đặc biệt từ “đến mức 0%” thành “là 0%” như quy định tại dự thảo Luật (tránh việc ấn định cùng một mức lãi suất ưu đãi tối đa cho từng TCTD có thực trạng và vấn đề xử lý khác nhau); làm rõ cơ sở đề xuất biện pháp chỉ định cho vay đặc biệt, sự cần thiết của việc hỗ trợ các TCTD cho vay đặc biệt cũng như được chỉ định cho vay đặc biệt; đánh giá tác động của việc cho vay đặc biệt đối với chính các TCTD được chỉ định này.
Trong trường hợp chỉ định một số TCTD cho vay đặc biệt, cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ căn cứ lựa chọn TCTD để chỉ định cho vay đặc biệt cũng như căn cứ phân bổ số tiền cho vay đặc biệt đối với mỗi TCTD cho vay đặc biệt.
Việc chỉ định TCTD cho vay đặc biệt với lãi suất 0% như quy định tại dự thảo có mâu thuẫn với quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của TCTD quy định tại dự thảo Luật không, cơ quan thẩm tra đặt vấn đề.
-
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội -
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024 -
Các ngân hàng đóng vai trò mắt xích quan trọng trong thực thi ESG
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"