-
4 chính sách của ông Trump có thể tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế -
Boeing bắt đầu cắt giảm 10% lực lượng lao động trên phạm vi toàn cầu -
ByteDance, TikTok tìm cách tạm dừng lệnh cấm của Mỹ -
Trung Quốc thảo luận mục tiêu tăng trưởng và các biện pháp kích thích kinh tế -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới tăng lên mức cao nhất trong vòng 19 tháng qua -
AWS re:Invent 2024 - Nơi hội tụ công nghệ đột phá thế giới
Thị trường bất động sản Trung Quốc vừa đón thêm "phao cứu sinh" 56 tỷ USD từ gói hỗ trợ tài chính. Ảnh: AFP |
Doanh số bán lẻ 10 tháng chỉ tăng 0,6%
Đây là số liệu mới nhất do Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm nay, ngày 15/11.
Trước đó, các nhà phân tích được Reuters thăm dò đã ước tính doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 10 sẽ vẫn tăng trưởng, nhưng chậm lại còn khoảng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó sản xuất công nghiệp được dự báo tăng trưởng 5,2%.
Doanh số bán lẻ tháng 10 sụt giảm đã kéo kết quả 10 tháng đầu năm chỉ tăng 0,6%. Bán lẻ các mặt hàng gia dụng, đồ ăn và may mặc trong tháng 10 có doanh số giảm mạnh nhất so với một năm trước.
Trong khi đó, doanh số ô tô tháng 10 vẫn giữ vững tăng trưởng 3,9%. Theo số liệu được đài CNBC tổng hợp, doanh số bán hàng hóa trực tuyến của Trung Quốc ước tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng 1/4 tổng doanh số bán lẻ.
Đầu tư tài sản cố định tại Trung Quốc trong 10 tháng qua đạt tăng trưởng 5,8%, nhưng vẫn thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo.
Riêng đầu tư bất động sản tại Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 10. Tính tháng 10/2022, đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng lên 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 10, tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố của Trung Quốc không thay đổi so với tháng 9, ở mức 5,5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên độ tuổi từ 16 - 24 cũng không đổi, vẫn ở mức 17,9%.
Theo đánh giá của ông Fu Linghui, người phát ngôn Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sự phục hồi kinh tế của nước này đã chậm lại trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chững lại và dịch Covid-19 bùng phát trong nước.
"Ba áp lực" lên tăng trưởng thấy rõ
Đại diện Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cũng cho rằng, cái gọi là “ba áp lực” lên tăng trưởng kinh tế ngày càng hiện rõ.
Gần 1 năm trước, Trung Quốc đã cảnh báo nền kinh tế nước này sẽ phải đối mặt với “ba áp lực” - từ nhu cầu suy giảm, cú sốc nguồn cung và kỳ vọng suy yếu. Trong khi đó, tiêu dùng được cho là một trong những điểm yếu nhất.
Ông Fu Linghui cho biết lĩnh vực bất động sản đã bước đầu có dấu hiệu cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn đang trong xu hướng đi xuống.
Vài ngày trở lại đây, Trung Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản đang suy thoái, theo các phương tiện truyền thông tài chính và thông báo chính thức.
Cụ thể, các cơ quan chức năng Trung Quốc vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại nước này cung cấp thêm một gói tài chính trị giá 400 tỷ nhân dân tệ (56 tỷ USD) cho lĩnh vực bất động sản trong hai tháng cuối năm 2022, bổ sung cho một loạt biện pháp hỗ trợ đã triển khai trong thời gian qua. Theo đó, gói tài chính được dùng để cung cấp các khoản tín dụng, cho vay thế chấp và mua trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, bên cạnh gói tài chính 85 tỷ USD mà 6 ngân hàng thương mại lớn nhất của Trung Quốc đã được yêu cầu gia hạn vào tháng 9 vừa qua.
Ông Larry Hu, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Tập đoàn dịch vụ tài chính Macquarie Group, cho biết: "Không rõ liệu những thay đổi trên đã đủ chưa, nhưng rõ ràng là các nhà hoạch định chính sách giờ đây đã có can đảm để thực hiện những hành động quyết đoán hơn".
Các số liệu được công bố trước hôm 15/11 cho thấy nhu cầu nội địa và hoạt động thương mại của Trung Quốc đã có những thay đổi tiêu cực trong trong tháng 10.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 10 lần đầu tiên sụt giảm kể từ tháng 5/2020. Trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) lần đầu tiên đi xuống sau gần 2 năm, thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) vẫn tăng không đổi là 0,6% như tháng 9.
Các biện pháp hạn chế đi lại nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan đã ảnh hưởng đến hoạt động du lịch trong kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần vào tháng 10. Theo số liệu chính thức, doanh thu du lịch trong dịp lễ này chỉ bằng 44% so với năm 2019 - thời điểm trước khi xuất hiện dịch Covid-19.
Cuối tuần trước, Trung Quốc đã rút ngắn thời gian cách ly do Covid-19 và thực hiện một số thay đổi khác. Theo truyền thông Trung Quốc, trong vài ngày qua, một số khu vực đã tạm dừng các yêu cầu xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng.
-
Vương quốc Anh chính thức gia nhập CPTPP, trở thành thành viên thứ 12 của khối -
Cuba và Bolivia gia nhập BRICS với tư cách quốc gia đối tác -
4 chính sách của ông Trump có thể tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế -
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi cải cách các định chế tài chính toàn cầu
-
OPEC hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2024 và 2025 -
Dự báo doanh thu ngành hàng không toàn cầu năm 2025 sẽ vượt 1.000 tỷ USD -
Nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh nhất 14 tháng -
Boeing bắt đầu cắt giảm 10% lực lượng lao động trên phạm vi toàn cầu -
ByteDance, TikTok tìm cách tạm dừng lệnh cấm của Mỹ -
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump công bố kế hoạch chính sách khi nhậm chức -
Trung Quốc thảo luận mục tiêu tăng trưởng và các biện pháp kích thích kinh tế
-
1 “Đèn xanh” tại cao tốc Bến Lức - Long Thành -
2 Chờ cú hích trên thị trường IPO -
3 Thách thức kinh tế 2025 -
4 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 5: Kim chỉ nam cho mũi đột phá hạ tầng giao thông -
5 Bất động sản 2025 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn năm 2024; Người trúng đấu giá lô đất 262 triệu đồng/m2 đã nộp nửa tiền
- 200 cửa hàng Jollibee - Hành trình lan tỏa niềm vui đến người tiêu dùng Việt Nam
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 3)
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị