
-
Doanh nghiệp chuyển đổi xanh từ những “bước chân” nhỏ nhất
-
Stavian đầu tư Dự án Tổ hợp Tái chế nhựa ở Thanh Hóa
-
Nắng nóng cực đoan khiến băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường
-
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ trong việc chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”
-
Đề xuất xây dựng chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi -
Tháo gỡ nút thắt thể chế, giải phóng tiềm năng đất và tài nguyên
![]() |
Băng trôi ở Nam Cực. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Theo trang livescience.com ngày 7/1/2025, Nam Cực được dãy núi Transantarctic chia từ Đông sang Tây. Nơi này có những ngọn núi lửa khổng lồ như núi Erebus và hồ dung nham nổi tiếng. Tuy nhiên, có ít nhất 100 núi lửa ít được biết tới nằm rải rác ở Nam Cực, trong đó nhiều núi lửa nằm tập trung dọc theo bờ biển phía Tây. Một số núi lửa nhô lên trên bề mặt, nhưng nhiều núi khác nằm sâu vài kilomet dưới tảng băng Nam Cực.
Biến đổi khí hậu đang khiến tảng băng này tan chảy, làm mực nước biển toàn cầu tăng lên. Quá trình tan băng cũng làm giảm trọng lượng đè lên các khối đá bên dưới, gây ra những hệ quả tại chỗ. Quá trình tảng băng này tan đã được chứng minh là làm tăng hoạt động ở các núi lửa nằm dưới băng khác trên toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện 4.000 mô phỏng trên máy tính để nghiên cứu xem băng tan ảnh hưởng thế nào đến các núi lửa ngầm ở Nam Cực. Họ phát hiện rằng quá trình tan băng dần dần có thể làm tăng số lượng và quy mô các vụ phun trào dưới băng.
Nguyên nhân là băng tan làm giảm trọng lượng của tảng băng, từ đó làm giảm áp suất lên các buồng magma bên dưới bề mặt, khiến magma vốn bị nén nay sẽ giãn nở ra. Tình trạng giãn nở này làm tăng áp suất lên các vách buồng magma và có thể dẫn đến các vụ phun trào.
Một số buồng magma cũng chứa lượng lớn khí dễ bay hơi, thường hòa tan trong magma. Khi magma nguội đi và áp suất đè lên giảm, những khí này thoát ra khỏi dung dịch giống như ga thoát ra từ một chai soda mới mở, làm tăng áp suất trong buồng magma. Áp suất này có nghĩa là băng tan có thể đẩy nhanh quá trình khởi đầu của một vụ phun trào từ núi lửa dưới băng.
Các vụ phun trào từ núi lửa dưới băng có thể không nhìn thấy trên bề mặt, nhưng có thể gây ra hậu quả cho tảng băng. Nhiệt từ các vụ phun trào này có thể làm tan băng sâu bên dưới và làm suy yếu tảng băng phía trên. Điều này có thể tạo ra một chuỗi tác động, nơi áp suất giảm từ bề mặt khiến các vụ phun trào núi lửa tiếp theo xảy ra dễ dàng hơn.
Các tác giả nhấn mạnh rằng quá trình này diễn ra chậm, kéo dài hàng trăm năm. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là chuỗi tác động theo giả thuyết này có thể tiếp tục ngay cả khi thế giới hạn chế được hiện tượng ấm lên do con người gây ra. Tảng băng ở Nam Cực đã dày hơn nhiều trong thời kỳ băng hà cuối cùng. Có khả năng rằng quá trình giảm áp lực và giãn nở magma cũng như giãn nở khí tương tự đã góp phần vào các vụ phun trào trước đây.

-
Đề xuất xây dựng chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi -
Tháo gỡ nút thắt thể chế, giải phóng tiềm năng đất và tài nguyên -
Trồng lúa phát thải thấp mở đường cho nông nghiệp xanh và thị trường carbon -
Cao Bằng đã giải ngân 33% kế hoạch vốn Chương trình giảm nghèo -
TP.HCM đẩy mạnh xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến -
Ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA): EVNGENCO1 chủ động sẵn sàng từ sớm -
Kết nối bảo tồn với phát triển hệ sinh thái biển là chìa khóa cho tương lai xanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín
-
Symlife - Giải pháp đầu tư kép an cư và sinh lời
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc