
-
Tháo gỡ nút thắt thể chế, giải phóng tiềm năng đất và tài nguyên
-
Trồng lúa phát thải thấp mở đường cho nông nghiệp xanh và thị trường carbon
-
TP.HCM đẩy mạnh xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến
-
Ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA): EVNGENCO1 chủ động sẵn sàng từ sớm -
Kết nối bảo tồn với phát triển hệ sinh thái biển là chìa khóa cho tương lai xanh
Trong năm 2025, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo được phân bổ cho tỉnh Cao Bằng tổng vốn thực hiện là 875,915 tỷ đồng, bao gồm 260,539 tỷ đồng vốn chuyển từ năm 2024 và 615,375 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2025.
Tính đến hết tháng 6/2025, toàn tỉnh đã giải ngân 297,013 tỷ đồng, đạt 33% kế hoạch năm.
![]() |
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, người dân xã Yên Thổ được hỗ trợ bò để phát triển chăn nuôi. |
Từ nguồn lực này, nhiều hoạt động thiết thực đã được triển khai trên toàn tỉnh. Hơn 100 công trình cơ sở hạ tầng và công trình thiết yếu đã được đầu tư xây dựng và duy tu, góp phần cải thiện điều kiện sống tại các địa bàn khó khăn. Trên lĩnh vực phát triển sản xuất, tỉnh đã triển khai hơn 66 dự án hỗ trợ với sự tham gia của 3.325 lượt hộ dân. Đồng thời, các lớp tập huấn kỹ thuật cũng được tổ chức nhằm nâng cao trình độ cho lực lượng cán bộ cơ sở, với 4 lớp tập huấn dành cho 56 đại biểu.
Chương trình cũng chú trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng khi triển khai hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại 100% xã, phường. Trong lĩnh vực giáo dục và định hướng nghề nghiệp, 5 hội nghị tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp đã được tổ chức cho học sinh trung học phổ thông, thu hút 961 em tham gia. Bên cạnh đó, ba lớp đào tạo nghề kỹ thuật trồng thuốc lá đã được triển khai với 105 học viên. Công tác nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo tiếp tục được đẩy mạnh thông qua 8 lớp tập huấn với 461 lượt người tham dự.
Hạ tầng thông tin và truyền thông tại vùng khó khăn cũng được chú trọng. Tỉnh đã hỗ trợ duy trì hoạt động của 99 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng thời thiết lập mới một cụm thông tin điện tử công cộng tại cửa khẩu biên giới Sóc Giang để phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại.
Nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đặc biệt là phần vốn chuyển tiếp từ năm 2024, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở; đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức cho cả cán bộ và người dân về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình; tiếp tục thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm phát hiện, điều chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình triển khai. Đồng thời, công tác rà soát, xác định chính xác hộ nghèo và cận nghèo đang được đẩy mạnh nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình giai đoạn 2021–2025, cũng như chuẩn bị cho tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2026 - 2030.
-
Cao Bằng đã giải ngân 33% kế hoạch vốn Chương trình giảm nghèo -
Kết nối bảo tồn với phát triển hệ sinh thái biển là chìa khóa cho tương lai xanh -
Lộ trình giảm phát thải nhựa vì tương lai xanh, sạch của Hà Nội -
Hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn cho ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật -
Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng -
Sống xanh đang trở thành lựa chọn tự nhiên của người trẻ Hà Nội -
Chuyển đổi phương tiện xanh: Hạ tầng là mắt xích quyết định thành công
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới