Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Báo chí - doanh nghiệp: Tạo lực cộng hưởng
Minh Nhung - 21/06/2015 08:29
 
Báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng. Doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế. Sự đồng hành và hợp tác giữa hai lực lượng xung kích này chắc chắn sẽ tạo nên lực cộng hưởng để nền kinh tế Việt Nam thực hiện được mục tiêu chung của đất nước.

Mục tiêu chung của đất nước hiện nay là trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới thể chế, tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng để khai thác các nguồn lực ở trong nước và mở cửa, hội nhập sâu, rộng hơn, ở tầm cao mới để khai thác các nguồn lực ở ngoài nước.

Nhiều chuyên gia kinh tế đang gọi đây là cuộc đổi mới lần hai và đòi hỏi hai lực lượng xung kích này cần có sự đồng hành và hợp tác. Về phía báo chí, sự đồng hành và hợp tác được thực hiện trên 7 nội dung chủ yếu.

Diễn đoàn Doanh nghiệp thường niên (VBF) là một trong những sự kiện được báo chí quan tâm phản ánh đậm nét trong thời gian qua
Diễn đoàn Doanh nghiệp thường niên (VBF) là một trong những sự kiện được báo chí quan tâm phản ánh đậm nét trong thời gian qua

 

Thứ nhất, tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp, doanh nhân trong việc giải quyết công ăn việc làm. Hiện tại, doanh nghiệp đang tạo công ăn việc làm cho 21,7% tổng số lao động. Nếu kể cả số lao động trong các hợp tác xã, trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, thì chiếm tới 37,2%.

Đây cũng là khu vực thu hút một lượng vốn khá lớn (chiếm trên 1/3 tổng vốn đầu tư phát triển hàng năm); tạo ra nhiều sản phẩm (chiếm khoảng 68% GDP); đóng góp lớn cho ngân sách...

Cùng với việc tôn vinh, báo chí cũng cần chỉ ra những hạn chế, bất cập của doanh nghiệp, doanh nhân về quy mô, trình độ đào tạo, trình độ kỹ thuật- công nghệ, hiệu quả, vốn hoạt động...

Thứ hai, làm rõ vận hội phát triển của đất nước nói chung và doanh nghiệp, doanh nhân nói riêng ở trong nước do đổi mới và ở nước ngoài do mở cửa, hội nhập, tăng trưởng kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi về tốc độ và chất lượng.

Thứ ba, chỉ ra những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là các điểm nghẽn về tiếp cận vốn, về nợ xấu, về rào cản hành chính, về thị trường bất động sản, về hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu trốn thuế..., cùng với kiến nghị các giải pháp khắc phục.

Thứ tư, tổ chức tốt các sự kiện nhằm tuyên dương các điển hình tiên tiến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, thực hiện các chế độ đối với người lao động, thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, báo cáo công khai, minh bạch kết quả hoạt động theo quy định của nhà nước.

Thứ năm, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp, doanh nhân.

Thứ sáu, thường xuyên, kịp thời cập nhật thông tin về chính sách, về kinh tế vĩ mô, về thị trường. Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp rất cần cung cấp kịp thời, đầy đủ hơn thông tin về các thành viên mà Việt Nam đã, sẽ ký các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới, nhất là các Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) với  mức độ hội nhập sâu, rộng và mới hơn rất nhiều so với những FTA thế hệ cũ.

Thứ bảy, khắc phục tình trạng còn có sự nghi ngại lẫn nhau giữa báo chí và doanh nghiệp, doanh nhân. Các nhà báo cần giữ đúng đạo đức nghề nghiệp, đề cao tính trung thực, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Các tổng biên tập cần “để mắt” hơn tới phóng viên của mình, tránh lấy cái cá biệt biến thành cái phổ biến, tránh tuyên truyền một chiều, cân nhắc kỹ từ cung cấp thông tin và định hướng thông tin, không sa đà vào những thông tin tiêu cực để “giật gân câu khách”...

Về phía doanh nghiệp, doanh nhân, cần coi báo chí không chỉ là một kênh thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về kinh tế - xã hội, mà cần coi báo chí là người đồng hành, hợp tác. Việc đồng hành và hợp tác được thể hiện trên một số mặt.

Trước hết là chia sẻ thông tin của doanh nghiệp cho báo chí. Hợp tác với báo chí chọn lọc các thông tin cần thiết,  đặc biệt là thông tin liên quan đến đầu vào, đầu ra, về thị trường trong nước và nước ngoài... Phản ánh kết quả, cùng những hạn chế, bất cập và các giải pháp để phát triển quan hệ đồng hành, hợp tác giữa doanh nghiệp và báo chí.

Tác động tự thân của báo chí hay tự thân của doanh nghiệp, doanh nhân là rất lớn. Nếu có sự đồng hành, hợp tác giữa 2 lực lượng này thì lực tác động sẽ lớn hơn rất nhiều.

Báo chí cần tiếp tục song hành cùng doanh nghiệp
Báo chí với doanh nghiệp cần có sự hợp tác song hành cùng chung cộng đồng trách nhiệm vừa chia sẻ về các quyền lợi, hướng đến sự phát triển...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư