-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
CEO VietSense Travel Nguyễn Văn Tài tạm xoay sang nghề làm hàng ăn để chờ ngày du lịch phục hồi |
Cất lên tiếng nói của doanh nghiệp
“Sóng thần” Covid-19 ập đến, ngành kinh tế xanh toàn cầu bị ảnh hưởng sớm nhất, nặng nề nhất, Việt Nam không phải ngoại lệ. Tháng 3 và 4/2020, cả thị trường nội địa và quốc tế “đóng băng”. Hàng ngàn doanh nghiệp lữ hành lao đao.
Chưa dừng lại ở đó, “cơn đại hồng thủy” Covid-19 tái xuất, làm mưa làm gió vào cuối tháng 7, rồi dịp Tết Nguyên đán, khiến hàng ngàn doanh nghiệp du lịch, dịch vụ lưu trú, nhà hàng phải ngừng hoạt động, thậm chí phá sản. 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đóng cửa, hàng ngàn lao động ngành thất nghiệp, phải chuyển nghề để mưu sinh.
Covid-19 làm tan hoang ngành kinh tế xanh, lần lượt hạ gục, đánh chìm các “con thuyền” lữ hành siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Nhưng đó chưa phải tất cả. Cơn cuồng phong Covid-19 xuất hiện hồi cuối tháng 4, đầu tháng 5/2021 với mức độ khốc liệt hơn, dài ngày hơn, khiến ngay cả những ông lớn vốn được coi là thành trì thép của ngành du lịch cũng phải chao đảo, khi rơi vào cảnh “nhà cháy tứ phía”.
Suốt 5 tháng đằng đẵng, đến nay Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát tại nhiều tỉnh, thành phố, nhất là hai thị trường nguồn là Hà Nội và TP.HCM. 100% doanh nghiệp lữ hành phải đóng cửa. Những đội tàu, du thuyền từ sang chảnh đến bình dân xếp hàng dài trên bến cảng, với nguy cơ phá sản. Thê thảm hơn là muốn bán tàu cũng không ai mua, cho dù đa số đã chấp nhận cắt lỗ đến 50%. Không một ai có thể ngờ tàu có, vịnh đó, nhưng tất cả lại phải chôn chân “chờ chết” ở rìa bờ.
Khi Báo Đầu tư thực hiện loạt bài 5 kỳ “Cú sốc lịch sử và giấc mơ gượng dậy của ngành kinh tế xanh”, từ Ban Biên tập đến đội ngũ phóng viên, biên tập viên đều đồng cảm, đau đớn và chua xót cùng nỗi đau các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú đang phải chịu đựng. Trong vòng xoáy khó khăn, dẫu mạnh mẽ đến đâu, thì ngay cả những người làm du lịch kỳ cựu cũng không giấu nổi khuôn mặt phờ phạc, mái tóc bạc màu vì mưu sinh, vì nợ nần và ánh mắt trông chờ sự hỗ trợ nhanh chóng, thiết thực từ Nhà nước.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021, trong đó có nội dung hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với mức 3.710.000 đồng/người, chi trả 1 lần cho người lao động đáp ứng các điều kiện hỗ trợ và có nguyện vọng được hưởng.
Đầu tháng 9, Chính phủ tiếp tục phê duyệt Nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan sớm cho phép doanh nghiệp lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023. Thêm vào đó là giảm thời gian giải quyết hoàn trả tiền ký quỹ từ 60 ngày xuống còn 30 ngày.
Đồng hành cùng ngành kinh tế xanh
Còn nhớ, ngay khi có thông tin Covid-19 xuất hiện tại Trung Quốc và một số quốc gia, rồi có mặt tại Việt Nam, Ban biên tập Báo Đầu tư đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng, chống dịch. Là tờ báo chuyên về kinh tế, đầu tư, Tòa soạn liên tiếp đăng tải những bài đánh giá, phân tích sâu của các chuyên gia, doanh nghiệp về việc ứng phó với đại dịch, tác động của Covid-19 đến kinh tế - xã hội, giải pháp ứng phó, dự báo kịch bản…
Đồng hành cùng doanh nghiệp và ngành kinh tế xanh trong những giai đoạn khốn khó nhất mới thấy, doanh nhân du lịch rất năng động, sáng tạo, bản lĩnh. Chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất, nhưng du lịch không phải ngành được ưu tiên hỗ trợ. Xác định sống chung với đại dịch, nhiều CEO ngành du lịch đang phải chuyển nghề trong bão Covid-19 để lấy ngắn nuôi dài. Nhưng ngay cả khi phải làm nghề khác để mưu sinh thì trong tâm bão, họ vẫn luôn bền bỉ chống đỡ, tái cơ cấu, đào tạo nhân sự, ứng dụng công nghệ và ra sức xây dựng những sản phẩm độc, lạ, hấp dẫn để bung ra ngay khi có cơ hội.
Từ tháng 5 đến cuối tháng 7/2020 và từ tháng 9/2020 đến hết tháng 1/2021, khi dịch bệnh được kiểm soát, thị trường ấm lên, Báo Đầu tư liên tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về các chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phát động. Cùng với đó là các chương trình kích cầu du lịch từ các địa phương, doanh nghiệp và Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
Truyền thông nói chung, Báo Đầu tư nói riêng đã phát huy tối đa vai trò và ảnh hưởng của mình. Các chương trình truyền thông kích thích người dân chú ý, tìm hiểu điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp nhu cầu, khả năng tài chính và quyết định “mở hầu bao”. Nhờ đó, từ tháng 6 đến cuối tháng 7/2020, du lịch nội địa phục hồi rất tốt, thậm chí, có thời điểm tăng trưởng vượt so với cùng kỳ năm 2019, tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch bớt khó khăn.
Có thể nói, trước, trong và sau Covid-19, những thông tin về du lịch đa chiều nhưng rối như “ma trận”, báo chí chính thống có vai trò quan trọng trong việc định hướng thông tin chuẩn mực cho du khách về điểm đến, dịch vụ. Nếu không có sự định hướng đó, trường hợp du khách gặp phải tour kém chất lượng, họ có thể quay lưng với du lịch nội địa. Lúc đó, chương trình kích cầu có thể gây hiệu ứng ngược, làm tổn hại giá trị, công sức của rất nhiều người. Do đó, báo chí chính thống, trong đó có Báo Đầu tư, luôn giữ vai trò vô cùng đặc biệt, quan trọng trong việc định hướng thị trường và phát triển ngành kinh tế xanh.
Với tinh thần đồng hành và thấu hiểu, Báo Đầu tư liên tục, không ngừng thực hiện những chùm bài phỏng vấn các chuyên gia, doanh nhân ngành lữ hành, lưu trú để nêu lên khó khăn, vướng mắc và đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm giúp ngành kinh tế xanh chuẩn bị kế hoạch phục hồi khi dịch được kiểm soát. Đặc biệt là làm thế nào để tận dụng cơ hội, bứt phá ngoạn mục, vượt lên những đối thủ trực tiếp trong khu vực như Thái Lan, Singapore.
Bộ Chính trị đã có chủ trương nghiên cứu cho thí điểm sử dụng Hộ chiếu vắc-xin với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh như Phú Quốc (Kết luận số 07-KL/TW ngày 11/6/2021). Thủ tướng Chính phủ cũng cơ bản đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc.
Ông Nguyễn Văn Tài, CEO VietSense Travel khẳng định, công nghệ và truyền thông sẽ giúp ngành du lịch đột phá hậu Covid-19. Không chỉ du lịch, các ngành kinh doanh khác đều ghi nhận đóng góp to lớn của công tác truyền thông và tiếp thị. Các tập đoàn lớn ở Việt Nam đều thiết lập cơ chế truyền thông và đối ngoại như một hoạt động xương sống, thậm chí là mũi nhọn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong lĩnh vực du lịch, khi một sản phẩm, dịch vụ mới ra đời, thì hoạt động truyền thông thường được xác định là tiên phong.
Ở thời điểm này, khi “cơn cuồng phong” Covid-19 lần thứ tư dai dẳng suốt 5 tháng dần được kiểm soát, nhiều địa phương đã rục rịch mở cửa cho du khách nội tỉnh, kích cầu du lịch một lần nữa trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và việc thực hiện một chương trình truyền thông bài bản có tác động to lớn để đánh thức ngành du lịch sau chuỗi ngày dài đóng băng, “ngủ đông giữa mùa hè”. Do đó, Báo Đầu tư càng gắn chặt mối quan hệ với doanh nghiệp, đẩy mạnh thông tin để kích thích nhu cầu trong mỗi du khách.
Nhưng bấy nhiêu là chưa đủ, khi doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ chất lượng; truyền thông đẩy mạnh thông tin, người dân vẫn cần tiền và thời gian mới có thể đi du lịch. Khi thị trường nội địa vẫn được xem là “phao cứu sinh” cho ngành kinh tế xanh, các doanh nhân đề xuất Chính phủ áp dụng thẻ xanh Covid cho du khách nội địa đã tiêm 2 mũi bên cạnh thí điểm hộ chiếu vắc-xin với khách quốc tế.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch và hỗ trợ một phần chi phí để doanh nghiệp khuyến mãi, giảm giá cho du khách như nhiều nước đang triển khai. Đặc biệt là có chính sách nghỉ lễ gộp cuối tuần đủ dài để người dân có thời gian đi du lịch. Bởi chỉ khi du khách có đủ 3 điều kiện: có nhu cầu, có tiền, có thời gian, họ mới sẵn sàng xách ba lô lên và đi, khi đó, chiến dịch kích cầu du lịch nội địa mới đạt hiệu quả tối đa.
- Ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc AZA Travel
Báo Đầu tư có rất nhiều bài viết chuyên sâu của các chuyên gia, phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành về các vấn đề lớn của ngành du lịch với tần suất dày đặc rất hữu ích. Thông tin về tư vấn điểm đến, kinh nghiệm du lịch, tin tức du lịch, thì nhiều báo đã đăng tải, nhưng những bài chuyên sâu thì chỉ Báo Đầu tư làm được.
Trong trạng thái bình thường mới, những bài phân tích của các chuyên gia, doanh nghiệp đầu ngành rất cần thiết, bởi còn rất nhiều vấn đề chúng ta phải bàn, phải định hướng, phân tích kỹ lưỡng để đưa con tàu du lịch trở lại biển khơi.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025