-
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV -
Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang -
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc
Bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai |
Kẻ thù thầm lặng
Ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, cứ 8 người thì có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm thần, trong đó rối loạn lo âu và trầm cảm là phổ biến nhất. Đại dịch Covid-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng cấp tính, mạn tính và phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số́, nghĩa là có gần 15 triệu người, trong đó tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt là 0,47% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm tỷ lệ cao, tới 5-6% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác. Ở trẻ em, hơn 3 triệu trẻ có nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Mặc dù có thể dự phòng và chữa trị hiệu quả, nhưng điều đáng buồn là hầu hết người bệnh tâm thần trên thế giới không được phát hiện sớm, quản lý điều trị hiệu quả về y tế và xã hội do việc tiếp cận các trị liệu còn hạn chế.
Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), ở Việt Nam, chuyên khoa tâm thần chủ yếu có ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Các trạm y tế xã, phường chủ yếu thực hiện khám bệnh, kê đơn theo các chỉ định của tuyến trên. Hơn nữa, trị liệu chủ yếu là dùng thuốc, tâm lý trị liệu và các biện pháp không dùng thuốc chưa được phát triển đầy đủ.
Cách đây ít lâu, các bác sĩ của Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam tên là P.V.H., 18 tuổi, được đưa vào viện vì luôn thể hiện tâm trạng buồn chán và muốn chết. H. là con thứ hai trong gia đình, sống cùng bố mẹ và anh trai. Bố H. là người nghiêm khắc, nóng tính, ít nói, luôn kỳ vọng nhiều vào các con và mong muốn H. phải học thật giỏi. Mẹ H. tuy tính cách dễ chịu hơn, nhưng cũng đề cao thành tích, luôn mong con đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
Theo chia sẻ của H. với bác sĩ điều trị, trên lớp, H. có ít bạn, chỉ tập trung vào học, về nhà không đi chơi, không tập thể dục, thời gian rảnh đọc sách, học bài. H. đạt học sinh giỏi các năm cấp 1, cấp 2 và có niềm đam mê với môn tiếng Anh, nên dành nhiều thời gian và đầu tư cho môn học này. Sau khi thi đỗ cấp 3, H. tiếp tục học trường chuyên của tỉnh, được thầy cô chọn vào đội tuyển ôn thi học sinh giỏi tiếng Anh.
Chính vì vậy, bố mẹ luôn hối thúc và định hướng H. cần phải đạt chứng chỉ IELTS để dễ dàng vào đại học. H. cảm thấy bị áp lực, dần dần chán ghét cả môn học yêu thích và xin ra khỏi đội tuyển thi học sinh giỏi, khiến bố mẹ buồn và hay mắng H. Dù H. vẫn cố gắng duy trì việc học tập các môn học, nhưng áp lực từ gia đình khiến H. dần mất hứng thú, chán nản, bi quan, không có định hướng cho tương lai.
Đừng bỏ qua dấu hiệu ban đầu
Ths. Lê Công Thiện, Trưởng phòng Tâm thần trẻ em và vị thành niên, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung.
Trẻ ở lứa tuổi học đường đang phát triển tâm sinh lý, nên rất nhạy cảm với những tác động xung quanh. Trẻ ở độ tuổi này có khả năng nhận thức được các tác nhân gây căng thẳng (xung đột gia đình, chỉ trích, không đạt thành tích trong học tập) và thể hiện lòng tự trọng thấp, mặc cảm quá mức.
Trầm cảm ở tuổi học đường ảnh hưởng đến sự tăng cân và phát triển cơ thể, kết quả học tập ở trường và các mối quan hệ bạn bè hoặc gia đình. Rối loạn trầm cảm chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hành vi tự sát ở trẻ em.
Stress từ những sự kiện tiêu cực trong đời sống như sự mất mát người thân yêu, cha mẹ ly hôn, chứng kiến tự sát đều có liên quan đến sự khởi phát trầm cảm tuổi học đường. Tuy nhiên, những căng thẳng nhỏ trong đời sống (bỏ học, bố mẹ mất việc, gia đình mâu thuẫn, khó khăn tài chính trong gia đình, người thân ốm) cũng có thể gây nên các triệu chứng của trầm cảm.
Theo chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai, các rối loạn trầm cảm ở trẻ tuổi học đường cũng giống ở người lớn, nhưng có vài sự khác biệt. Đó là trẻ có cảm xúc dễ bị kích thích, khả năng kiềm chế thấp, nên dễ cáu giận, bùng nổ. Phần lớn trẻ thể hiện qua việc ăn uống kém ngon miệng, mệt mỏi, mất ngủ (gặp nhiều hơn ở thanh thiếu niên), giảm hứng thú và tập trung.
“Một số trẻ trầm cảm cố gắng bù đắp cho lòng tự trọng thấp bằng cách cố gắng làm hài lòng người khác, nên trẻ có thể xuất sắc trong học tập và cư xử tốt. Vì vậy, trầm cảm của trẻ có thể không được chú ý”, BS. Thiện thông tin thêm.
Để dự phòng trầm cảm cho trẻ, theo các chuyên gia, trẻ cần được quan tâm, chia sẻ từ phía gia đình, bạn bè, nhà trường và cộng đồng. Đặc biệt, các thành viên trong gia đình cần phải nâng cao hiểu biết về các triệu chứng của trầm cảm và ảnh hưởng của chúng đến mối quan hệ của trẻ với gia đình và bạn bè, đồng thời phát hiện sớm các triệu chứng cần điều trị.
Về phía trường học, cần đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết của thầy cô giáo và học sinh, không kỳ thị hoặc xa lánh những trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm. Ngoài ra, cần có sự tham gia của nhà trường trong việc phát hiện sớm, liên kết gia đình và các nhà chuyên môn trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho các trẻ có dấu hiệu mắc trầm cảm...
-
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV -
Biến chứng đáng lo ngại của bệnh sởi ở trẻ em -
Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang -
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc -
Đảm bảo đủ thuốc và kiểm soát giá thuốc chữa bệnh dịp Tết -
Trả giá đắt vì tự ý chữa bệnh tại nhà
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết