
-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn
-
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
-
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới
-
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng
![]() |
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV tăng cường, bổ sung lực lượng cán bộ giám định bồi thường từ Trụ sở chính và các địa bàn lân cận tới các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề của bão. |
Tính đến 9h ngày 10/09/2024, thông qua các đơn vị thành viên trên toàn quốc và Hotline 1900 9456, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (mã BIC - sàn HoSE) cho biết đã ghi nhận gần 500 vụ tổn thất. Trong đó, có 16 vụ tổn thất về bảo hiểm hàng hải, hơn 250 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản kỹ thuật, hơn 180 vụ tổn thất bảo hiểm xe cơ giới. Tổng số tiền bồi thường ước tính gần 200 tỷ đồng.
“Trước những thiệt hại nặng nề do siêu bão Yagi gây ra, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả sau bão”, đại diện doanh nghiệp bảo hiểm này cũng cho hay. Cùng đó, số liệu thiệt hại đang được BIC tiếp tục cập nhật.
Nhằm hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả sau bão, ngay lập tức, Bảo hiểm BIDV đã thực hiện tăng cường, bổ sung lực lượng cán bộ giám định bồi thường từ Trụ sở chính và các địa bàn lân cận tới các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, phối hợp với các đơn vị giám định độc lập để hỗ trợ khách hàng thống kê, giám định thiệt hại. Hotline 1900 9456 của BIC cũng được bổ sung nhân sự, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, ghi nhận thông báo thiệt hại và tư vấn khách hàng triển khai các thủ tục để được chi trả bảo hiểm.
Trước đó, ngay khi có thông tin về bão Yagi, doanh nghiệp này đã gửi các thông tin khuyến cáo tới khách hàng thông qua hệ thống Zalo OA và các phương tiện truyền thông, hướng dẫn khách hàng các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản để giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Trước đó, vào sáng nay, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa có Công văn số 1202/QLBH-PNT gửi Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm đề nghị báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm do bão số 3 gây ra. Trong dó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức thực hiện hỗ trợ nhân đạo theo quy chế nội bộ và quy định pháp luật có liên quan.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo tình hình thiệt hại và giải quyết quyền lợi bảo hiểm chậm nhất là ngày 12/9/2024.
Cơn bão số 3 (Yagi) với sức gió mạnh nhất trên thế giới ghi nhận đến thời điểm này trong năm 2024, tăng cấp nhanh nhất trong lịch sử các cơn bão ở Việt Nam đã quét qua Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận đã gây ra hậu quả nặng nề. Hoàn lưu bão đang tiếp tục gây ra mưa lớn, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

-
Không có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ -
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm -
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Vàng rời xa mốc 3.300 USD/ounce, chờ đợi chuyển động mới trong đàm phán thương mại -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện -
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh