
-
VN-Index vững mốc 1.226 điểm trước kỳ nghỉ lễ
-
Fintech Việt Nam đầu tiên tham gia chương trình NVIDIA Inception
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ -
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
Diễn biến tăng vọt của VRC của Công ty Cổ phần Bất động sản và Đầu tư VRC gây chú ý trên thị trường, trong bối cảnh thị trường chung èo uột về thanh khoản và biến động mạnh. Trong 2 phiên tăng kịch trần của VRC khối lượng khớp lệnh tăng vọt, trong khi 3 phiên gần nhất chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn/đơn vị.
Diễn biến tăng giá của VRC diễn ra trong giai đoạn biến động cổ đông khá nhiều từ tháng 10/2024 tới nay khi hàng loạt các lãnh đạo cao cấp bán ra cổ phiếu.
Gần nhất, ngay phiên cuối cùng của năm 30/12/2024, bà Trần Thị Vân, cổ đông lớn của VRC đã bán ra gần 5,3 triệu cổ phiếu với lý do nhu cầu cá nhân, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 24,17% xuống còn 13,6%. Đây là lần đầu tiên bà Vân bán ra cổ phiếu VRC sau khi liên tục gom mua và trở thành cổ đông lớn tại doanh nghiệp vào tháng 10/2024.
Chiều ngược lại, cùng phiên 30/12/2024, CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (mã chứng khoán SHS) báo cáo đã mua gần 5,3 triệu cp VRC, bằng với số cổ phiếu mà bà Vân báo cáo đã bán. Qua đó, SHS chính thức trở thành cổ đông lớn của VRC với tỷ lệ sở hữu tăng từ 3,97% (gần 2 triệu cp) lên 14,54% (7,3 triệu cp).
Dữ liệu cho thấy cổ phiếu VRC có giao dịch thỏa thuận trong phiên 30/12, đúng bằng khối lượng bà Vân đã bán và SHS mua vào. Như vậy khả năng cao là bà Vân đã chuyển nhượng cổ phần cho SHS.
Tổng giá trị thương vụ ghi nhận hơn 60.2 tỷ đồng, tương đương 11,400 đồng/cp, trong khi giá kết phiên là 11,550 đồng/cp.
Đây là lần đầu tiên bà Vân bán ra cổ phiếu VRC sau khi trở thành cổ đông lớn VRC vào tháng 10/2024. Cụ thể, bà Vân đã mua hơn 3,7 triệu cp trong phiên 14/10, tỷ lệ sở hữu của bà Vân tại Công ty tăng từ 4% (2 triệu cp) lên 11,44% (5,72 triệu cp). Liên tiếp trong 4 phiên sau đó (15-18/10), bà mua vào tổng cộng thêm gần 6,4 triệu cp VRC.
Tính từ thời điểm bà Vân trở thành cổ đông lớn đến khi bắt đầu thoái vốn (14/10-30/12/2024), giá cổ phiếu VRC đã tăng gần 47%.
Diễn biến giao dịch của bà Vân có sự tương đồng về mặt thời gian đối với sự thay đổi lãnh đạo cấp cao của VRC. Cụ thể, trong tháng 10/2024, ông Từ như Quỳnh, cựu Chủ tịch HĐQT cũng bán hết 6,27 triệu cổ phiếu VRC và có đơn từ nhiệm vào ngày 31/10; ông Phan Văn Tướng, Thành viên HĐQT VRC đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty (Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 31/10/2024) cũng bán sạch hơn 7 triệu cổ phiếu VRC.
Còn ở thời điểm bà Vân thoái vốn cũng là giai đoạn mà VRC họp ĐHĐCĐ bất thường nhằm bầu bổ sung thành viên HĐQT.
Cụ thể, cuối tháng 12/2024, cả 4 thành viên HĐQT bao gồm Chủ tịch kiêm thành viên HĐQT ông Phan Văn Tướng – chưa đầy 2 tháng ngồi ghế Chủ tịch cùng 3 thành viên HĐQT khác là ông Trần Tuấn Anh, ông Từ Như Quỳnh (kiêm Thành viên viên Uỷ ban Kiểm toán) và ông Nguyễn Quốc Phòng (kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kiểm toán) đều xin từ nhiệm khỏi vị trí của mình.
Sau Đại hội, HĐQT Công ty đã bầu ra bầu ông Nguyễn Huy Độ, bà Nguyễn Ngọc Quỳnh Như và ông Dhananjay Vidyasagar giữ vị trí Thành viên HĐQT. Trong đó, Chủ tịch mới là ông Dhananjay Vidyasagar và Tổng Giám đốc là bà Nguyễn Ngọc Quỳnh Như.
![]() |
Nguồn: Wichart.vn Giá trị tồn kho VRC tăng vọt sau khi "thâu tóm" ADEC |
Hiện tại, VRC đang triển khai nhiều dự án bất động sản trên "đất vàng" TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An đơn cử như dự án Khu dân cư P. Phú Thuận (quận 7, TPHCM), dự án Babylon Garden (quận 7, TPHCM), dự án tổ hợp khách sạn – chung cư cap cấp (TP Vũng Tàu).
Quỹ đất triển khai dự án của VRC chủ yếu đến từ việc thâu tóm CTCP ADEC - công ty có nguồn gốc là doanh nghiệp nhà nước. VRC đã đầu tư vào doanh nghiệp này vào năm 2017 và sở hữu 60,06% vốn với giá trị đầu tư gần 320 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2024, quy mô tài sản của VRC là 1.739 tỷ đồng, chủ yếu là hàng tồn kho với 1.185 tỷ đồng (tương ứng 68%), phân bổ vào dự án Khu dân cư Nhơn Đức, Phước Lộc - Nhà Bè (785 tỷ đồng), dự án Khu dân cư ADC Phú Mỹ (370 tỷ đồng) và dự án Khu dân cư Long An (30 tỷ đồng).
Kết quả kinh doanh của VRC không mấy khả quan. Giai đoạn 2020-2023, doanh thu ghi nhận dưới 10 tỷ đồng, lợi nhuận mỏng khi đạt chưa tới 500 triệu đồng mỗi năm. Năm 2024, doanh thu tăng gấp gần 4 lần lên 15 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1,5 tỷ đồng, tăng 275% so với mức thực hiện năm trước.

-
Chứng khoán Việt Nam đang có định giá hấp dẫn chưa từng thấy trong hai thập kỷ qua
-
Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán
-
VN-Index vững mốc 1.226 điểm trước kỳ nghỉ lễ
-
Fintech Việt Nam đầu tiên tham gia chương trình NVIDIA Inception
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC -
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu -
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ -
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán -
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025