
-
Giá đất nên là một phạm vi điều chỉnh của Luật Giá
-
Chuyên gia nhận định: Thanh khoản sẽ xoay quanh căn hộ 2 - 3 tỷ đồng
-
Mai Việt Land: Hành trình 4 năm vững tâm phát triển cùng những biến động của thị trường
-
Quảng Nam làm việc với từng doanh nghiệp bất động sản để tháo gỡ khó khăn -
Cần Thơ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản và phát triển nhà ở -
Quảng Ngãi: Sở Xây dựng kiến nghị về định danh bất động sản du lịch, shophouse -
Đà Nẵng “sốt ruột” với đấu giá quyền sử dụng đất
![]() |
Thị trường bất động sản hiện nay không còn chịu nhiều tác động bởi những thông tin quy hoạch như thời điểm trước năm 2011. Ảnh: Trọng Tuyến |
Từ “sốt sình sịch”…
Giai đoạn trước năm 2011, những thông tin về quy hoạch, giao thông có tác động rất lớn đối với thị trường bất động sản. Tại thời điểm đó, thông tin quy hoạch một tuyến giao thông có thể khiến thị trường bất động sản dọc tuyến tăng nóng và thanh khoản bất động sản được cải thiện trông thấy.
Dẫn chứng cụ thể có thể kể đến như trục Hồ Tây - Ba Vì, ngay sau khi có thông tin quy hoạch, giá đất tại Ba Vì tăng phi mã. Trong khi đó, giá đất 2 bên trục đường này cũng tăng nhanh, được giới đầu cơ thu gom, dù người ta chưa biết mốc lộ giới cụ thể của trục đường này ra sao.
Ở phía Tây Hà Nội, Dự án Bắc An Khánh và hàng loạt dự án khác dọc trục Đại lộ Thăng Long cũng được hưởng lợi tăng giá khi tuyến đường này được mở rộng gấp 4 lần so với ban đầu.
Dẫn chứng tiếp theo là trục Nhật Tân - Nội Bài, sau khi cầu Nhật Tân được hoàn thành, giá bất động sản tại huyện Đông Anh, nhất là đoạn đầu cầu Nhật Tân đã tăng nhanh.
Tuy nhiên, việc tăng giá bất động sản quanh trục Nhật Tân - Nội Bài khác với cơn sốt đất dọc trục Đại lộ Thăng Long và trục Hồ Tây - Ba Vì tạo ra, bởi cơn sốt đất trục Nhật Tân - Nội Bài diễn ra sau khi bong bóng địa ốc Hà Nội đã vỡ. Ngoài ra, sau khi trục Nhật Tân - Nội Bài hoàn thành, thị trường đất nền mới tăng giá, nên tạo cảm giác một mặt bằng giá mới tại khu vực này đã thiết lập khá vững, trong khi trục Hồ Tây - Ba Vì có nguy cơ không được triển khai, khiến giá đất Ba Vì và trục đường này giảm nhanh và mất thanh khoản.
…Đến thờ ơ với quy hoạch!
Những dẫn chứng trên đây cho thấy, trong một thời gian dài, thị trường bất động sản Hà Nội chịu tác động mạnh bởi những quy hoạch giao thông.
Tuy nhiên, điều lạ là theo khảo sát của phóng viên Đầu tư Bất động sản, thông tin Hà Nội chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án giao thông nối các đô thị vệ tinh với trung tâm Hà Nội mới đây lại không có nhiều tác động tới thị trường bất động sản, nhất là phân khúc đất nền, nơi các dự án giao thông này đi qua.
Cụ thể, mới đây Hà Nội đã có quyết định phê duyệt cắm mốc và mở rộng hàng loạt tuyến giao thông quan trọng, nối đô thị vệ tinh với khu trung tâm. Đặc biệt, các dự án giao thông này đều đi qua nhiều khu dân cư và dự án đô thị.
Dự án thứ nhất là mở rộng Tỉnh lộ 72, đoạn từ Ngã ba Biển Sắt đến đường Vành đai 4, dài 5,9 km. Dự án này sẽ đi ngang qua Khu đô thị Lê Trọng Tấn, Dự án Nam An Khánh mở rộng và nhiều khu dân cư.
Dự án thứ 2 là tuyến đường 3.5 dài 9,54 km từ cầu Thượng Cát đến Đại Lộ Thăng Long, đoạn Khu đô thị Bắc An Khánh. Với hướng tuyến này, đường 3.5 sẽ đi qua hàng loạt dự án đô thị thuộc quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức. Trong khi đó, ở phía Bắc, Hà Nội cũng dự định sẽ mở rộng tuyến Quốc lộ 3 cũ, kết nối Sóc Sơn và trung tâm Thành phố, dài 16,2 km.
Theo tìm hiểu của Đầu tư Bất động sản, mặc dù Hà Nội đã phê duyệt các tuyến giao thông trên, thậm chí mới đây, đã bắt đầu tiến hành cắm mốc giới với tuyến đường 3.5, nhưng thị trường bất động sản chưa có những chuyển biến tích cực với những thông tin này.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, nhiều trung tâm môi giới nhà đất tại Hoài Đức, Nam Từ Liêm, nơi các tuyến đường giao thông mở rộng sẽ đi qua cho biết, giá bất động sản không tăng và thanh khoản cũng không cải thiện tích cực.
Lý giải hiện tượng quy hoạch hạ tầng giao thông không còn tác động nhiều tới bất động sản, ông Phan Xuân Cần, Tổng giám đốc Soho Việt Nam cho rằng, khách hàng hiện nay nhìn vào thực tế triển khai dự án nhiều hơn là thông tin quy hoạch.
Trên thực tế, ngay cả nhiều dự án giao thông đã triển khai xong, nhưng bất động sản lân cận vẫn không tăng giá. Vì thế, ông Cần cho rằng, những thông tin quy hoạch giao thông mà Hà Nội mới công bố chỉ có tác dụng giúp thị trường có thêm hy vọng, nhen nhóm sự hồi phục trong tương lai. Còn hiện tại, thị trường đất nền vùng ven chưa có thể khởi sắc dưới tác động của thông tin này.
-
Hưng Yên tìm nhà đầu tư Dự án Khu đô thị Đông Khoái Châu hơn 3.100 tỷ đồng -
Đà Nẵng: Chung cư nguy hiểm mức độ C, dân vẫn chờ chủ trương di dời -
Đường vành đai - “Chìa khóa” mở chuỗi đô thị đa cực -
Một biểu tượng an cư hàng đầu phía Tây Thủ đô sắp cán đích -
Hà Nội triển khai lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 -
Nha Trang quy hoạch thành thành phố thương mại tài chính -
Làn sóng “Đông tiến” đón đầu bất động sản kế cận đường vành đai
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/6
-
2 Tư lệnh giao thông lên tiếng về việc nâng đời 5 cao tốc 2 làn xe
-
3 Thu hút nhân tài vẫn loay hoay do vướng quy định pháp luật, tài chính
-
4 Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Xin nhận khuyết điểm trước Quốc hội và bà con
-
5 Trái chủ và cơn uất nghẹn lịch sử - Bài 5: Góc nhìn luật sư với sự khắc khoải của khổ chủ
-
Việt Nam thuộc Top 5 đối tác kinh tế của Queensland với giá trị thương mại 8 tỷ AUD/năm
-
Người Việt lạc quan hơn về tài chính, nhưng vẫn lo ngại về sức khỏe
-
Tránh bẫy mạo danh Nha Khoa Kim lừa đảo
-
BCG Gaia nhận tài trợ tín dụng lên đến 1.834 tỷ đồng từ ngân hàng DBS của Singapore
-
SCIC thúc đẩy hợp tác đầu tư của UAE vào Việt Nam
-
Quảng Trị: C.P. Việt Nam bàn giao công trình đường ống dẫn nước sạch cho bà con thôn Thâm Khê