
-
Công ty Đầu tư VCN mua lại 2,1 ha tại Dự án Khu dân cư Phú Mỹ Lộc
-
Giải mã hiện tượng bất động sản Hải Phòng tăng giá gấp 2 lần sau 5 năm
-
Phân khúc căn hộ “nổi sóng” trên thị trường Đà Nẵng
-
Dự án Khu du lịch khách sạn và giải trí phức hợp Khánh Hải vẫn chờ điều chỉnh -
Tìm kiếm giải pháp cho nhà ở thương mại vừa túi tiền -
Nguồn cung bất động sản Đà Nẵng dự báo sẽ tăng mạnh -
Nhà đầu tư bất động sản thay đổi chiến lược xuống tiền
Số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cho thấy, lượng kiều hối chuyển về địa bàn 6 tháng đầu năm nay đã bằng 42% so với cả năm 2014. Cụ thể, lượng kiều hối chuyển về địa phương qua các ngân hàng tại TP.HCM trong 6 tháng đầu năm ước đạt 2,16 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ.
![]() |
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho rằng, với tình hình kinh tế thế giới, cũng như trong nước đang có chuyển biến tích cực, nhất là khi bất động sản có dấu hiệu ấm lên sẽ là điều kiện tốt để thu hút nguồn kiều hối từ các nước chảy về Việt Nam. “Dự kiến, cả năm 2015, lượng kiều hối chuyển về qua các ngân hàng trên địa bàn Thành phố đạt 5,3-5,5 tỷ USD so với năm 2014 là 5 tỷ USD. Vì theo thông lệ hàng năm, kiều hối chuyển về năm sau thường cao hơn năm trước và kiều hối tăng mạnh vào thời điểm cuối năm”, ông Minh nói.
Ông Lê Minh Tâm, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Ngân hàng Sacombank (SBR) cũng cho hay, 6 tháng đầu năm nay, doanh số chi trả kiều hối qua Công ty cũng có chiều hướng tăng trưởng, với doanh số chi trả ước đạt 50% kế hoạch năm 2015. “Nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam tiếp tục tăng mạnh ở nguồn lực xuất khẩu lao động của Việt Nam làm việc ở nước ngoài gửi về cho người thân để trả nợ, chi tiêu…”, ông Tâm nhận định.
Còn theo ông Nguyễn Hoàng Minh, trong cơ cấu nguồn kiều hối chuyển về TP.HCM 6 tháng đầu năm nay, tỷ lệ vào bất động sản chiếm 21,8% tổng số kiều hối chuyển về trên địa bàn. Theo ông Minh, nếu so năm 2014 với năm 2013, lượng kiều hối vào bất động sản chỉ tăng 0,5-0,6%. Tuy nhiên, với tình hình bất động sản đang dần ấm lên hiện nay, khả năng lượng kiều hối chuyển vào bất động sản sẽ tăng nhiều hơn. Nếu cuối năm 2014, tỷ lệ kiều hối chuyển vào bất động sản khoảng 21,2%, thì khả năng cuối năm nay, lượng kiều hối chảy vào lĩnh vực bất động sản sẽ tăng 23 - 24%.
Trong khi đó, kiều hối vào sản xuất, kinh doanh chiếm đến 71,7%, phần còn lại là hỗ trợ thân nhân. Đồng thời, nguồn kiều hối từ lực lượng xuất khẩu lao động cũng tăng mạnh. Thực tế cho thấy, bất động sản là lĩnh vực thu hút kiều hối nhiều nhất với 4,7 tỷ USD, chiếm 52% trong tổng doanh số kiều hối năm 2011. Vì vậy, có thể thấy, sự biến động của thị trường đầu tư này đã ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy kiều hối.
Hơn nữa, hiện các kênh đầu tư khác như chứng khoán, gửi tiết kiệm không còn hấp dẫn; lãi suất tiết kiệm ngoại tệ giảm mạnh; tỷ giá hối đoái được kiểm soát ổn định trong 2 năm qua, nên tình trạng găm ngoại tệ cũng không còn. Vì thế, nguồn kiều hối về nước không còn mặn mà gửi tiết kiệm như trước đây, mà có xu hướng tìm kênh đầu tư hiệu quả. Trong đó, bất động sản đang được xem là lĩnh vực nổi trội thu hút kiều hối dần trở lại sau thời gian dài đóng băng.
Lãnh đạo Công ty Kiều hối Đông Á cũng cho rằng, bất động sản ấm lên không chỉ tăng lượng kiều hối, mà còn cả nguồn vốn nước ngoài, tác động kép tạo sức hút đầu tư nước ngoài. Giá bất động sản thời gian qua giảm mạnh và theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường nhà, đất đã giảm về mức giá hợp lý nhất là phân khúc nhà chung cư, nhà và đất dự án. Vì thế, không loại trừ khả năng kiều hối sẽ quay mạnh trở lại bất động sản để tìm cơ hội đầu tư.
Việt Nam đang nằm trong top 10 nước nhận được kiều hối nhiều nhất trên thế giới và dự báo trong năm 2015 sẽ nhận được 14 tỷ USD kiều hối.
Nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam vẫn từ thị trường châu Âu, châu Mỹ là chính. Các thị trường khác trong khu vực ASEAN có chuyển biến, nhưng cũng chỉ chuyển biến nhẹ, chủ yếu là các thành phần lao động xuất khẩu.
Kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu tăng trưởng, kinh tế trong nước cũng có dấu hiệu đi lên, đặc biệt là đối với thị trường bất động sản, chứng khoán dần cải thiện sẽ là điều kiện tốt để thu hút nguồn kiều hối. Do đó, dự báo lượng kiều hối sẽ gia tăng 12-15% trong năm nay là hoàn toàn có cơ sở.
-
Phân khúc biệt thự, nhà liền kề Hà Nội: Điểm nhấn thanh khoản -
Có nên mua nhà trước thời điểm 1/7 để tránh "gánh" phí? -
Đằng sau những hợp đồng mua nhà soạn sẵn -
Căn hộ nhà ở xã hội sẽ có diện tích tối thiểu từ 25m2 -
Bất động sản Đà Nẵng: Đầu tư nhà cho thuê -
Hà Nội kiểm tra các dự án nhà ở xã hội -
Hà Nội: Xử nghiêm chủ đầu tư thu phí cấp sổ đỏ trái quy định
-
1 Hải Phòng bổ sung 13 khu đất thực hiện đấu thầu giai đoạn 2025 - 2026
-
2 Tạo hành lang pháp lý thu hút vốn đầu tư vào hàng không
-
3 Cơ hội “ngàn năm có một” cho TP.HCM
-
4 Đề xuất xây sân bay Ninh Bình công suất 10 triệu khách, đón được tàu bay Boeing 787
-
5 Nhà đầu tư bất động sản thay đổi chiến lược xuống tiền
-
Seegene ra mắt hệ thống xét nghiệm PCR tự động không cần người vận hành đầu tiên trên thế giới
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
Envision Energy tiên phong về nhiên liệu hàng hải không phát thải ròng
-
LEPAS tô điểm Triển lãm Ô tô Quốc tế Indonesia tại Jakarta
-
Sungrow khẳng định cam kết phát triển bền vững tại Đông Nam Á qua Hội nghị Nhà Phân Phối 2025