-
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền đi ngang, căn hộ dần hồi phục -
Người dân không dám vay mua nhà, dù lãi suất đã giảm -
Đất đấu giá Thanh Oai “hạ sốt” nhưng giá trúng vẫn lên tới 90 triệu đồng/m2
Vốn đầu tư nước ngoài đang đổ mạnh vào TP.HCM. Ảnh: Lê Toàn |
Tiếp tục dẫn đầu về thu hút FDI
Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa đưa ra số liệu cho biết, 4 tháng đầu năm 2019, tính chung cả vốn đầu tư nước ngoài thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, Thành phố thu hút được 2,37 tỷ USD (tăng 46,1% so với cùng kỳ).
Trong đó, dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 363 dự án, với tổng vốn đầu tư đạt 351,66 triệu USD (tăng 18,6% về số dự án và bằng 88% về vốn đầu tư so với cùng kỳ 2018). Lĩnh vực hút vốn nhiều nhất là kinh doanh bất động sản (chiếm 46,8% tổng vốn đầu tư). Vốn đầu tư đến từ các nhà đầu tư tại British Virgin Islands chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,5%), tiếp theo là Hàn Quốc 19,5%, Nhật Bản 10%, Singapore 5,7%, Hồng Kông 3,4%.
Cũng trong 4 tháng, TP.HCM chấp thuận cho 1.320 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 1,83 tỷ USD (so với cùng kỳ tăng 30,6% về số trường hợp và tăng 63,2% về vốn đầu tư). Hoạt động kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực có vốn đầu tư nhiều nhất (24%).
Vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đổ bộ mạnh vào thị trường bất động sản trong thời gian tới, vì tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào TP.HCM vừa diễn ra, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, Thành phố hiện có 29 dự án liên quan tới bất động sản đang mời gọi nhà đầu tư ngoại.
Đó là Dự án Chỉnh trang đô thị, xây dựng chung cư cao tầng cuối đường Tạ Quang Bửu (phường 6, quận 8), với tổng vốn đầu tư 1.018 tỷ đồng (46 triệu USD); Dự án Chỉnh trang đô thị, xây dựng nhà ở, chung cư cao tầng Khu Xăng thổi (phường 1, quận 8), với tổng vốn đầu tư 7.038 tỷ đồng (320 triệu USD); Dự án Chỉnh trang đô thị, xây dựng nhà ở, chung cư cao tầng Khu đầu tư cầu Chữ Y (phường 8, quận 8), với tổng vốn đầu tư 6.021 tỷ đồng (274 triệu USD)…
Tăng sức hút vốn ngoại
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, việc TP.HCM tăng cường kêu gọi đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông và cải tạo đô thị là việc làm hết sức đúng đắn, bởi Thành phố đang gặp 2 vấn đề chính là giao thông đang phát triển chậm, đô thị hóa cũng chậm. Và để phát triển nhanh, cần kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài rót vốn vào phát triển.
“Tuy nhiên, điều được quan tâm nhất là thủ tục đầu tư và thời gian giải phóng mặt bằng mà TP.HCM cam kết với nhà đầu tư khi họ vào phát triển dự án. Tại TP.HCM, hầu hết các dự án chậm triển khai đầu tư đều liên quan tới việc giải phóng mặt bằng chậm”, ông Châu nói.
Cũng tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào TP.HCM 2019, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, Thành phố đang thực hiện 4 hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất tùy theo pháp lý sử dụng đất của từng khu đất và mục tiêu đầu tư của dự án.
Đó là lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất theo hình thức đấu thầu; lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Bên cạnh đó, cải cách hành chính được coi là bàn đạp để Thành phố giải quyết vấn đề chậm đền bù giải tỏa hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nước ngoài.
Tích cực triển khai các chương trình đột phá
Để tăng sức hút với doanh nghiệp ngoại, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thành phố đang tích cực triển khai những chương trình đột phá như cải cách hành chính, hỗ trợ nhà đầu tư về pháp lý đầu tư, cơ sở hạ tầng; xây dựng trung tâm đô thị thông minh, trung tâm trí tuệ nhân tạo, cuộc cách mạng công nghệ thông tin với hệ thống đường truyền mạng mạnh nhất; xây dựng thêm một khu công nghiệp và đưa vào hoạt động trong năm 2020…
-
Nghi Sơn Central Park: Tiên phong kiến tạo biểu tượng sống cân bằng thiên nhiên và tiện ích -
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch chung TP. Biên Hòa, loạt dự án chính thức được gỡ vướng -
Lộ diện nhà đầu tư dự án khu đô thị gần 450 tỷ đồng ở Quảng Ngãi -
Quỹ đầu tư nước ngoài đưa bất động sản Việt lên đường đua ESG thế giới
-
Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25 ha đất rừng để thực hiện 4 dự án -
Căn hộ chuyên gia Expert Home góp phần thu hút và giữ chân nhân sự cấp cao -
Oriental Square giành cú đúp giải thưởng tại Vietnam Property Awards 2024 -
Chiến thắng của ThaiSquare The Merit tại Giải thưởng bất động sản danh giá -
"Xanh hóa" vật liệu - cách Essensia Sky kiến tạo giá trị bền vững -
Đà Nẵng đấu giá đất tại Tổ hợp thể thao giải trí, thương mại Hoà Xuân -
Chính thức khai trương Phu Long Pavilion và căn hộ mẫu Essensia Sky
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"