Bổ sung 4 dây chuyền xi măng chịu mặn bền sunfat vào quy hoạch
Thế Hoàng - 16/01/2019 13:35
 
4 dây chuyền xi măng của 2 doanh nghiệp, với công suất thiết kế hơn 9 triệu tấn đã được chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch Công nghiệp xi măng Việt Nam từ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Xi măng Long Sơn, xi măng Thành Thắng được chấp thuận bổ sung 4 dây chuyền xi măng êền sunfat vào Quy hoạch xi măng.
Xi măng Long Sơn, Xi măng Thành Thắng được chấp thuận bổ sung 4 dây chuyền xi măng êền sunfat vào Quy hoạch xi măng.

Ngày 28/12/2018, 2 dây chuyền 4 và 5, Xi măng Thành Thắng, với công suất mỗi dây chuyền 2,3 triệu tấn/năm đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Quy hoạch Công nghiệp xi măng Việt Nam từ 2011 -  2020, định hướng đến năm 2030. 

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung 2 dây chuyền nhà máy Xi măng Thành Thắng, tỉnh Hà Nam (dây chuyền số 4 và số 5), mỗi dây chuyền có công suất là 2,3 triệu tấn xi măng/ năm kết hợp xử lý rác thải bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm xi măng chất lượng cao, xi măng chịu mặn bền sunfat phục vụ xây dựng các công trình ven biển và hải đảo vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Thời gian đưa vào vận hành dây chuyền số 4 sau năm 2021 và dây chuyền số 5 sau năm 2025.

Trước đó ít ngày, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung giai đoạn II Nhà máy Xi măng Long Sơn, tỉnh Thanh Hóa với 2 dây chuyền (dây chuyền số 3 và số 4), mỗi dây chuyền có sông suất là 2,3 triệu tấn xi măng/năm, kết hợp xử lý rác thải bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm xi măng chất lượng cao, xi măng chịu mặn bền sunfat phục vụ xây dựng các công trình ven biển và hải đảo vào Quy hoạch phát triển Công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.

Thời gian đưa vào vận hành dây chuyền số 3 trong năm 2020 và dây chuyền số 4 trong năm 2021.

Bộ Xây dựng tích hợp giai đoạn II Nhà máy Xi măng Long Sơn vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thanh Hóa giám sát Dự án giai đoạn II Nhà máy Xi măng Long Sơn, tỉnh Thanh Hóa (dây chuyền số 3 và số 4) thực hiện theo đúng quy định về đầu tư, xây dựng, môi trường, sản phẩm và các quy định có liên quan.

Như vậy, 4 dây chuyền xi măng bền sunfat của 2 doanh nghiệp kể trên có công suất thiết kế 9,2 triệu tấn.

Nhà máy Xi măng Long Sơn do Công ty TNHH Long Sơn làm chủ đầu tư, được xây dựng tại phường Đông Sơn Thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2014, với 2 dây chuyền đồng bộ. Tổng công suất 14.000 tấn/ngày, tương đương 5 triệu tấn xi măng 1 năm.

Dây chuyền 1 được đưa vào vận hành năm 2016, có công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm, tương đương 6.000 tấn clinker/ngày. Sau 1 năm đưa dây chuyền 1 vào hoạt động, Công ty TNHH Long Sơn vừa đưa tiếp Dây chuyền 2 với công suất tương đương đi vào hoạt động.

Như vậy, với việc đồng ý mở rộng đầu tư giai đoạn 2, khi hoàn thành đầu tư, nhà máy xi măng Long Sơn sẽ có tổng cộng 4 dây chuyền, với tổng công suất gần 10 triệu tấn xi măng/năm.

Trong khi đó, Công ty CP Xi măng Thành Thắng cũng là nhà sản xuất xi măng lớn, với dây chuyền 2, 2,3 triệu tấn được đưa vào vận hành năm 2017. Dự án dây chuyền 3 nhà máy xi măng Thành Thắng, công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch 1488, dự kiến vận hành sau năm 2021.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản