-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
Quy định điều kiện riêng cũng không hạn chế được việc người dân chuyển đến lao động, học tập, sinh sống thực tế tại các đô thị lớn - (Ảnh QP). |
Quy định về mức diện tích bình quân về chỗ ở đã được chỉnh lý thành diện tích nhà ở tối thiểu làm điều kiện để đăng ký thường trú.
Đây là điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) mới nhất, phục vụ phiên họp của đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ diễn ra ngày 4/9 tới.
Ngay từ dự thảo đầu tiên trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Chính phủ đã đề xuất bỏ quy định điều kiện riêng về đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, và được nhiều đại biểu đồng tình.
Tuy nhiên, có ý kiến tán thành nhưng đề nghị cần có lộ trình cụ thể cho việc thực hiện tại Thủ đô Hà Nội và TPHCM để bảo đảm sự đáp ứng của cơ sở hạ tầng, các dịch vụ thiết yếu tại đô thị lớn. Một số vị cho rằng vẫn cần duy trì điều kiện riêng về đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như Luật hiện hành.
Tại dự thảo báo cáo, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ.
Về quy định điều kiện đăng ký thường trú áp dụng chung cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thảo luận tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, nhiều đại biểu nhất trí với nội dung dự thảo Luật giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức diện tích bình quân về chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ làm điều kiện đăng ký thường trú.
Song, cũng có ý kiến cho rằng quy định như vậy sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử trong thực hiện quyền cư trú của người dân giữa các địa phương và chưa thật sự phù hợp với nguyên tắc quyền tự do cư trú chỉ có thể bị hạn chế bởi luật.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, qua nghiên cứu, khảo sát thực tế thì không chỉ ở các quận nội đô, mà ở một số tỉnh và một số huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương cũng đang có áp lực gia tăng dân số cơ học rất lớn. Số người đăng ký tạm trú tăng nhanh, thậm chí nhiều hơn số người đăng ký thường trú và tập trung ở nhóm đối tượng có chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn, ở nhờ.
Do đó, để bảo đảm điều kiện sống cần thiết cho người dân, phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn của từng địa phương và giảm áp lực cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn, đa số ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc giao Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu đối với người đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ là cần thiết. Đồng thời, đây cũng là công cụ để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể điều tiết việc phân bổ dân cư thông qua xác định điều kiện đăng ký thường trú ở từng địa phương.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, để bảo đảm quyền cư trú của người dân giữa các địa phương, tránh sự tùy nghi trong quá trình triển khai thực hiện, dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định về mức diện tích bình quân về chỗ ở như Chính phủ trình thành diện tích nhà ở tối thiểu làm điều kiện để đăng ký thường trú. Diện tích nhà ở tối thiểu sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, mức diện tích tối thiểu 8m2 sàn/người là chỉ tiêu được xác định cần hoàn thành trong năm 2020 được nêu trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 . Căn cứ vào Chiến lược này, hiện nay, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, chiến lược phát triển nhà ở của địa phương mình đều đang xác định chỉ tiêu về diện tích nhà ở tối thiểu cao hơn hoặc bằng mức nói trên, không phân biệt thường trú hay tạm trú, nhà thuộc sở hữu hay nhà đi thuê, mượn, ở nhờ.
Theo báo cáo, đa số các thành phố trực thuộc trung ương đã có quy định riêng về diện tích chỗ ở bình quân để đăng ký thường trú đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ tương đối cao (tối thiểu là 15m2/người trở lên).
Như vậy, nếu quy định diện tích tối thiểu là 8m2 sàn/người như dự thảo Luật thì vẫn thấp hơn mức hiện nay và sẽ không gây trở ngại gì cho các thành phố này khi quy định diện tích nhà ở tối thiểu cao hơn làm điều kiện đăng ký thường trú đối với trường hợp đăng ký vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích.
Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội quy định diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành đến hết năm 2015 tối thiểu là 15m2 sàn/người.
Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ quy định về diện tích nhà ở bình quân khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Cần Thơ tối thiểu là 20m2 sàn/người đối với quận Ninh Kiều; tối thiểu là 18m2 sàn/người đối với quận Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt; tối thiểu là 15m2 sàn/người đối với huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh.
Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định diện tích nhà ở bình quân khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Đà Nẵng tối thiểu là 20m2 sàn/người đối với các phường thuộc quận Hải Châu, Thanh Khê; tối thiểu là 15m2 sàn/người đối với các phường, xã thuộc các quận, huyện còn lại.
-
7 điều nên tránh trong phong thủy nhà ở -
Bảo tàng - Thư viện Quảng Ninh đoạt giải Công trình của năm 2013 -
Làm đẹp những bậc cầu thang đón Tết -
Đón Tết với biệt thự thiết kế nội thất bằng gỗ tự nhiên -
4 lời khuyên sửa nhà đón Tết Giáp Ngọ 2014 -
Nhà sang và đẹp chỉ với hai mầu đen - trắng -
11 trụ sở ngân hàng có thiết kế độc đáo
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông
- GAC ra mắt GOVY AirJet: Tiên phong trong phương tiện di chuyển tầm thấp tương lai
- Education Cannot Wait công bố tài trợ thêm 20 triệu USD cho Chad, nâng tổng số tiền tài trợ lên 61 triệu USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"