
-
Nghịch lý người giàu đi mua nhà ở xã hội
-
Thông tin về cầu Tứ Liên vượt sông Hồng vừa được khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2027
-
Ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai ngay hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sỹ
-
Lợi nhuận của doanh nghiệp địa ốc phân hóa mạnh -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền sức cầu thấp, giá căn hộ không biến động -
Nhà ở xã hội: Đề án triệu căn, áp lực đang dồn vào 5 năm cuối -
Bộ Xây dựng: Hơn 101.000 lô đất nền được “chốt” trong quý I/2025
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), đại diện cho hơn 2.000 nhà thầu xây dựng cho biết, các nhà thầu xây dựng đang đóng góp một phần xứng đáng vào GDP của cả nước. Thời gian vừa qua, trải qua đại dịch Covid-19, trải qua đợt bão giá lên tới 40%, nhiều nhà thầu không dám nhận việc vì tình trạng bão giá.
Tuy nhiên bằng nỗ lực cao nhất, các nhà thầu đã cố gắng vượt lên, đạt 80% doanh thu của năm.
“Chỉ có một số doanh nghiệp lớn vượt lên được, còn phần lớn đều bị ảnh hưởng lớn. Đây là về mặt con số còn trên thực tế, các chủ đầu tư đang bị tắc nghẽn về giải ngân, vốn, Ngân hàng Nhà nước siết chặt tín dụng với bất động sản. Có thể nói, ngành xây dựng hiện nay đang cố gắng lấy “ngắn nuôi dài”, ông Hiêp chia sẻ tại Hội nghị.
![]() |
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) phát biểu tại Hội nghị. |
Để tháo gỡ cho các doanh nghiệp ngành xây dựng, đại diện VACC đề nghị với Bộ Xây dựng nhiều vấn đề tháo gỡ khó khăn.
Thứ nhất. VACC đề nghị Bộ Xây dựng cho phép sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. Trong đó, cần quy định rõ trách nhiệm thanh toán của các chủ đầu tư bằng những quy định cụ thể.
"Đề nghị cho sửa đổi về thanh toán của hợp đồng xây dựng theo hướng: các chủ đầu tư đặc biệt là các chủ đầu tư vốn ngoài ngân sách phải có bảo lãnh thanh toán có 30% hợp đồng bảo lãnh vốn vay. Một hợp đồng thi công xây dựng nhà thầu phải có 4 hợp đồng bảo lãnh, còn các chủ đầu tư không có bảo lãnh gì về nguồn vốn. Gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp, vì vậy, đề nghị phải bảo lãnh thanh toán", ông Hiệp đề xuất.
VACC đề nghị công trình không ký quyết toán thì không đưa vào sử dụng. Trong việc đối phó với bão tăng giá hiện tại cần phối hợp giữa các cơ quan. Hiện tốc độ cập nhật giá trên thị trường luôn bị chậm 1 - 2 tháng, vì vậy các giá cập nhật thanh toán vẫn không phải là thực tế.
Thứ hai, VACC đề nghị Bộ Xây dựng có đánh giá về tiêu chuẩn kỹ thuật đấu thầu, về đầu tư bất động sản, ngành kinh doanh chịu sự tác động của 12 Luật khác nhau nên gây chậm tiến độ cho các dự án, kéo theo chậm tiến độ xây dựng, gây ảnh hưởng số đầu việc cho các nhà thầu.
Thứ ba, VACC kiến nghị về việc lựa chọn chủ đầu tư, quy định chuyển đổi đất ở đô thị (trong đó phải có 1 phần đất ở đô thị) đây là điều gây hạn chế toàn bộ các dự án nhà ở vì hiện tại là đất kho, đất xưởng…
“Chính quy định này đang gây ách tắc cho khoảng 400 dự án cả ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội”, ông Hiệp cho biết thêm.
Thứ tư, về cơ chế bồi thường đất, giải phóng mặt bằng. Hiện nay, công tác đền bù giải phóng mặt bằng đang rất phức tạp, các cơ quan chính quyền không mạnh tay về công tác đền bù. Những tỉnh đưa ra hệ số đền bù cao thì lại dễ triển khai hơn. Vì vậy, đề nghị có cơ chế bồi thường đất, về vấn đề định giá đất. Đề nghị các tỉnh công bố hệ số định giá đất để các nhà đầu tư có thể tính toán được chứ không phải đợi Hội đồng định giá. Các văn bản luật hiện nay đang có sự chồng chéo, cần có đầu mối thống nhất giữa các Bộ để điều phối chung.
Thứ năm là việc dành 20% quỹ đất cho các dự án nhà ở xã hội đang bất cập, đề nghị các dự án nộp phần chênh lệch này vào quỹ nhà ở xã hội và do Bộ Xây dựng quản lý.
“Về Luật nhà ở, việc quy định 20% đất ở làm nhà ở xã hội tại các dự án cũng chưa có sự thống nhất. Nhiều dự án cho đền bù bằng tiền, nhiều dự án lại phải cắt đất. Ngoài ra, tôi cho rằng việc quy định 20% đất này là nhà ở xã hội là chưa phù hợp do đặt một khu nhà ở xã hội bên nhà ở thương mại thì sẽ có sự chênh lệch hạ tầng, văn hoá, tiện ích. Vì vậy, 20% này nên thay bằng việc thu tiền và quy hoạch thành một khu nhà ở xã hội riêng. Đối với công nhân nên ưu tiên cho thuê hoặc xây nhà lắp ghép gần các khu công nghiệp’", ông Hiệp kiến nghị.
Thứ sáu, VACC đề nghị sửa Thông tư 06 để hạn chế bất cập giữa Ban quản trị và cư dân.
“Tôi cho rằng, những người không biết về quản lý nhà, tài chính mà được làm Ban quản trị chung cư thì không phù hợp, nhiều bất cập, chưa kể vấn đề ăn chặn tiền quản trị”, ông Hiệp nói.
-
Hà Nội: Cơ hội chuyển mình từ tái thiết 9 công trình sắp di dời -
NovaGroup đề xuất phát triển đô thị sinh thái, thông minh tại Thái Bình -
Các kiến trúc sư vang danh thế giới và những công trình mang tính biểu tượng -
Khoa học phong thuỷ đậm nét trong thiết kế từng căn hộ của Văn Phú - Invest -
Five Star Group tìm kiếm biểu tượng công trình mới cho TP. Vũng Tàu -
“Đón bình minh” là kiến trúc được Quảng Trị chọn cho công trình cầu Thạch Hãn 1 -
BCI Asia vinh danh 10 Chủ đầu tư và 10 Công ty Kiến trúc hàng đầu Việt Nam
-
CATL công bố niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hồng Kông
-
Hisense và Devialet bắt tay định nghĩa lại giải trí tại nhà
-
Meizu giới thiệu loạt điện thoại thông minh và thiết bị đeo tiên tiến
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam