
-
Tiêu thụ vật liệu xây dựng tháng 7/2025 dự báo tích cực
-
Kinh doanh thép chật vật khi “ông lớn” trở lại
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm
![]() |
Chính hiện tượng nứt tường xuất hiện dẫn đến tâm lý e ngại, không muốn sử dụng gạch không nung của người dân, doanh nghiệp |
Từ nhiều năm nay, phát triển vật liệu xây dựng không nung là một chủ trương của Chính phủ nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, kết quả của Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến nay vẫn rất khiêm tốn. Nguyên do là nhiều công trình sử dụng gạch không nung đã xuất hiện vết nứt, tách khối xây, khiến người dùng e ngại.
Ông Bình, chủ một công trình đang xây dựng tại Dự án khu dân cư Phúc Đạt, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho biết, căn nhà là tài sản tích cóp cả đời mới xây được, nên ai cũng muốn nó vững chắc. Do đó, việc sử dụng gạch đỏ vẫn là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn vật liệu xây dựng cho ngôi nhà.
Đồng quan điểm, anh Thắng, một chủ công trình tại quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết, nhà được xây dựng bằng gạch không nung vào mùa Hè rất nóng, vì nó hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt lâu. Còn mùa mưa thì dễ bị thấm và thường xuyên bị nứt.
“Gạch này ở quê tôi gọi là gạch ba banh, được sử dụng từ rất lâu rồi, nhưng chất lượng không bằng gạch nung đất được. Bởi nó không ăn vữa bằng gạch đỏ, kích thước lớn hơn, nên xây tường kép thì quá tốn diện tích, xây đơn thì mỏng, nên khe hở cho vữa càng ít, dẫn tới chịu lực giằng kéo kém. Hơn nữa, loại gạch này hút ẩm, giữ nước hơn gạch nung, nên chủ yếu được dùng để xây bờ rào, công trình phụ”, anh Thắng chia sẻ.
Dưới góc độ là một kỹ sư xây dựng, ông Nguyễn Công Tấn, Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng địa ốc Tấn Công cho biết, chính hiện tượng nứt tường xuất hiện dẫn đến tâm lý e ngại, không muốn sử dụng gạch không nung, không chỉ đối với gạch bê tông khí chưng áp (AAC), mà cả đối với gạch xi măng cốt liệu.
Theo ông Tấn, hiện tượng nứt tường khi sử dụng gạch không nung thường được chia làm 2 loại, nứt chân chim và nứt sâu xuyên qua tường. Theo đó, rạn nứt chân chim thường xuất hiện khi các vết trát không ăn sâu vào tường gạch không nung.
“Việc này thường xảy ra trong quá trình xây dựng các công trình nhà ở, bởi việc tô trát không kỹ, trộn vữa không đều, trát xi măng quá mỏng... về lâu dài có hiện tượng nứt nhẹ rất mất thẩm mỹ”, ông Tấn nói và cho biết thêm, nguyên nhân dẫn đến vết nứt sâu xuyên qua tường, nứt tại nơi tiếp giáp với cột bê tông là do kỹ thuật thi công đã không đặt hoặc đặt không đủ thép râu vào tường.
Để khắc phục tình trạng nứt chân chim, cần phải đục bỏ lớp vữa cũ theo vết nứt, xử lý kỹ, đủ ẩm và tô lại bằng vữa già xi măng, cát mịn. Nếu bị rộp thì cần đục bỏ lớp vữa ở mảng tường trát lại. Lớp hồ trát phải tối thiểu 7 ngày mới xử lý chà, trét, sơn nước. Sau khi xử lý có thể sơn hoàn thiện.
Còn đối với vết nứt sâu xuyên tường thì phải dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch…, sau đó sử dụng loại vữa đông cứng nhanh có bán sẵn để gắng. Cuối cùng, trát lại bằng vữa thông thường rồi sơn.
“Với công đoạn trát tường, chúng ta nên sử dụng xi măng có độ mịn cao, khả năng dẻo để hạn chế vết nứt và nâng cao độ thẩm mỹ. Do đó, nên chọn sử dụng những loại xi măng có mác thấp như MC25, PCB30…”, đại diện Công ty Tấn Công chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Hải, người phụ trách mảng xây dựng tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng CoPi Home cho biết, để hạn chế sự cố xây gạch không nung bị nứt, điều đầu tiên là nên mua gạch ở các cửa hàng, đại lý uy tín để đảm bảo chất lượng của gạch là tốt nhất. Đặc biệt, không xây lẫn gạch không nung với gạch đất nung.
“Để tiết kiệm chi phí, chúng ta có thể xây móng bằng gạch đất nung và tường bằng gạch không nung, nhưng tuyệt đối không đảo ngược lại cách xây này”, ông Hải nhấn mạnh.
Trường hợp các vết nứt đã lộ rõ thì tùy từng loại vết nứt sẽ có cách xử lý khác nhau. Nếu do vữa thì chỉ cần đục lớp vữa ra và trát lại. Nếu nứt tường do yếu tố kết cấu thì cần quan sát trong một khoảng thời gian nhất định để xem sự phát triển của vết nứt như thế nào nhằm xác định chính xác nguyên nhân. Từ đó, mới có biện pháp xử lý thích hợp và trong trường hợp này, việc xử lý phải do người có chuyên môn thực hiện mới hiệu quả.
-
Hà Nội: Những dự án nhà ở xã hội đáng chú ý trong năm 2025 -
Hà Nội giao đất để xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh -
Thaihomes khai trương ThaiSquare Caliria: Tòa nhà văn phòng cao cấp tại Hà Nội -
Hệ sinh thái tiện ích tại Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị tạo đà bứt phá đầu tư -
Ocean Cityzen tự hào về không gian sống đẳng cấp nơi bờ Đông Hà Nội -
Hà Nội thu hồi hơn 4.000 m2 đất tại khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng -
Núi Đèo - “vùng trũng hút dòng tiền” mới của bất động sản Hải Phòng
-
1 Thuế giá trị gia tăng giảm 2%, giá xăng giảm nhẹ từ 0 giờ ngày 1/7/2025
-
2 Tự do chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên toàn quốc từ 1/7
-
3 Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
4 Khai mở những tuyến đường kết nối các địa phương sáp nhập
-
5 Giải ngân đầu tư công bứt tốc
-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Hisense giới thiệu sức mạnh công nghệ AI với thông điệp "AI Your Life"
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn