
-
“Sóng” đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng miền Bắc
-
Đất nền khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang chững lại
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng -
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản -
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới?
Sẽ đón thêm 6 khu công nghiệp quy mô lớn
Sách trắng Bất động sản công nghiệp của Savills vừa công bố với dự báo, trong vòng 12 tháng tới, tức từ quý IV/2020 đến quý IV/2021, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ đón thêm 6 khu công nghiệp quy mô lớn với tổng diện tích đất phục vụ công nghiệp tăng lên đến 3.733 ha.
Nguồn cung mới hiện diện tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, riêng Hải Phòng sẽ đón thêm 2 khu công nghiệp. Dẫn đầu nguồn cung mới là tỉnh Long An, dự án Khu công nghiệp Việt Phát quy mô khủng, lên đến 1.800 ha, dự kiến gia nhập thị trường vào quý IV/2020 hoặc đầu năm 2021.
Đáng chú ý, phần lớn trong 20 dự án bất động sản công nghiệp nổi bật 9 tháng đầu năm được phát triển bởi các nhà đầu tư Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Singapore cũng đang chạy đua chiếm thị phần thêm tại Việt Nam.
Cụ thể, nhà đầu tư Singapore giao dịch hai dự án tại khu công nghiệp Bỉm Sơn (Thanh Hóa) và Bầu Bàng (Bình Dương), tổng giá trị 2 thương vụ này đạt 90 triệu USD. Các giao dịch còn lại chia đều cho các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Thái Lan (tại khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long) còn nhà đầu tư Hàn Quốc có một thương vụ là dự án tại khu công nghiệp Đồng Văn 4 (Hà Nam).
Mới đây, Boustead Projects Land (Vietnam) nhà cung cấp giải pháp bất động sản công nghiệp hàng đầu tại Singapore vừa khởi công xây dựng giai đoạn 2A nhà xưởng Boustead Industrial Park (BIP) tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, Nhơn Phú (Nhơn Trạch, Đồng Nai).
Giai đoạn 2A của BIP triển khai nhà xưởng xây sẵn với tổng diện tích xây dựng là 38.000 m2 trên tổng diện tích sàn (GFA).
Giai đoạn 1 của dự án này đã hoàn thành và lấp đầy vào tháng 11/2019. Động thái của nhà phát triển bất động sản này được cho là nhanh chân đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng đang trở lại sau dịch Covid – 19. Hơn nữa nhằm đón làn sóng chuyển dịch, mở rộng sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Singapore, đang mở ra cơ hội lớn cho bất động sản công nghiệp Việt Nam.
![]() |
Boustead Projects được sở hữu 53% bởi Boustead Singapore Limited, một tập đoàn đang phát triển toàn cầu về dịch vụ kỹ thuật liên quan đến hạ tầng và công nghệ địa-không gian, cũng đồng thời được niêm yết trên sàn chứng khoán SGX của Singapore. |
Nhà xưởng Boustead Industrial Park tại Trung tâm công nghiệp Nhơn Trạch 2 là dự án phát triển rộng 18,69 ha bao gồm nhà xưởng xây sẵn, nhà xưởng xây theo yêu cầu tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, liền kề TP.HCM. Để hỗ trợ nhà đầu tư tốt nhất và đón làn sóng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam, Boustead Projects Land sẽ hoàn thành và sẵn sàng bàn giao nhà xưởng vào quý 3/2021.
Khu nhà xưởng được được bao quanh bởi hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm với 3 cảng, 2 tuyến đường cao tốc và sân bay quốc tế Long Thành tương lai của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Boustead Projects được biết đến là công ty trong lĩnh vực xây dựng - thi công và phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp với trụ sở chính tại Singapore. Boustead Projects đã xây dựng và phát triển hơn 4 triệu mét vuông bất động sản công nghiệp tại Singapore, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.
Mất tối thiểu hai năm để mở rộng quỹ đất khu công nghiệp hiện hữu
Có thể thấy, hiện các khu công nghiệp hưởng lợi từ sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhờ vào những lợi ích to lớn từ các hiệp định thương mại tự do, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo định hướng xuất khẩu đang trở thành động lực tăng trưởng mũi nhọn cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
Ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường bất động sản công nghiệp chính là sự gia tăng hoạt động mua và cho thuê đất công nghiệp trên khắp cả nước.
Theo nhận định của CBRE, các ngành công nghiệp đứng đầu trong việc tìm kiếm đất và các nhà xưởng xây sẵn bao gồm linh kiện điện tử, ô tô, may mặc, nhựa, bao bì và vật liệu xây dựng.
Trên thực tế, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp ở nhiều vùng sản xuất trọng điểm tại Việt Nam, như Bình Dương, Đồng Nai, Long An đã gia tăng đáng kể, trong khi sự phát triển nguồn cung đất công nghiệp vẫn còn đang gặp nhiều vấn đề khó khăn. Điều này có thể bắt nguồn từ sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ trong việc phát triển nguồn cung đất công nghiệp.
![]() |
Các chủ đầu tư cũng sẽ cạnh tranh để giữ chân các khách thuê lớn bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại trong vận hành cơ sở vật chất và cung cấp đầy đủ các dịch vụ như pháp lý và nhân sự để hỗ trợ khách thuê trong quá trình triển khai dự án. |
Nguồn cung hiện hữu của thị trường công nghiệp truyền thống (các tỉnh, thành phố thuộc các Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bộ và Nam bộ) đang dần hạn chế, kết hợp với nhu cầu mạnh mẽ từ sản xuất và dự trữ hàng hoá đã khiến giá thuê đất công nghiệp nhảy vọt.
Vào năm 2019, giá đất công nghiệp cho thuê trung bình tăng từ khoảng 5,0% đến 9,1% so với năm trước ở các thành phố lớn phía Bắc, như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Hưng Yên. Trong khi đó, ở các tỉnh, thành phố lớn phía Nam, giá đất công nghiệp cho thuê năm 2019 trung bình tăng khoảng 8,4%, có thể cao đến 40,0%.
Mức giá chào thuê tăng vọt được ghi nhận ở các khu công nghiệp có vị trí đẹp và có tuyến giao thông liên kết với các cảng biển hay bến phà quan trọng như Cảng Cát Lái, Cảng Hiệp Phước ở TP. HCM hay cụm Cảng Cái Mép ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
CBRE nhận định, sẽ mất tối thiểu hai năm để mở rộng quỹ đất khu công nghiệp hiện hữu và sẽ lâu hơn để phát triển khu công nghiệp mới. Các khu công nghiệp mới có vị trí và khoảng cách xa hơn đến các vùng đô thị lớn hoặc cảng biển quan trọng, đang có ưu thế rất cạnh tranh về giá thuê và quỹ đất trống.
“Phát triển nhà xưởng xây sẵn là chiến lược mới được các chủ đầu tư bất động sản công nghiệp Việt Nam thực hiện nhằm đón đầu và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài di dời nhà máy sang Việt Nam. Đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của thị trường”, CBRE nhận định.
-
Thị trường bùng nổ sau sáp nhập: Nhà đầu tư tìm kiếm ‘vàng thật’ giữa lòng Hội An
-
Người trẻ rời phố chật, về đô thị xanh để sống “đúng gu” và đầu tư cho tương lai bền vững
-
Công ty Thuận Việt và Thế kỷ 21 chưa đủ điều kiện khoanh nợ tiền sử dụng đất
-
Khu Đông Hà Nội vươn mình bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ
-
Đà Nẵng: Tin mừng đối với Dự án Khu đô thị xanh Dragon City - Park -
Công thức bảo toàn tài sản và sinh lời bền vững của Vincom Shophouse Diamond Legacy -
Giải mã “cơn sốt” Boutique Gate Bình Minh - Hoàng Hôn - “Siêu bất động sản" mặt đường Trường Sa -
Ecolux City: Tâm điểm mới trong làn sóng đô thị hóa Bình Dương -
Đón đầu công nghiệp bền vững từ cửa ngõ Tây TP.HCM -
Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An -
Điểm sáng căn hộ cao cấp giải “cơn khát” bất động sản Tây Hồ Tây
-
1 Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
2 80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
3 Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025
-
4 Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
5 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới