-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
Ngày 29/8, chia sẻ tại buổi Tọa đàm với chủ đề: “Nhận diện dòng tiền và đón sóng bất động sản”, các chuyên gia cho rằng, dù đã có nhiều tín hiệu tích cực nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, yếu tố liên quan đến dòng tiền được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó trong năm nay.
Theo các chuyên gia, từ nay đến cuối năm 2024, thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều thách thức. |
Phân tích cụ thể về nhận định này, TS.Đinh Thế Hiển - chuyên gia kinh tế cho biết, trong nửa đầu năm 2024 có nhiều động lực tích cực cho dòng tiền. Có thể kể đến như: GDP trong quý II/2024 đã tăng 6,97%; Vốn đầu tư phát triển xã hội trong quý II cũng tăng cao hơn Quý I, tổng hai quý là 1.451 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó còn có những động lực tích cực khác như đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 giải ngân còn thấp, chỉ đạt 44,7% so với kế hoạch. Đây là nguồn lực quan trọng cho các tháng cuối năm. Tiếp đến là vốn đầu tư FDI giải ngân trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 12,56 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ.
“Dòng vốn FDI đang tập trung vào các ngành điện tử và công nghiệp. Điều này cho thấy Việt Nam tiếp tục thu hút các công ty nước ngoài. Hơn nữa, xuất khẩu vẫn là động lực mạnh mẽ khi đạt 226,9 tỷ USD, tăng 17,7%. Xuất siêu đạt 14,08% tỷ USD. CPI bình quân 7 tháng đầu năm là 4,12%, điều này sẽ tạo thuận lợi cho dòng tiền đầu tư ”, TS.Đinh Thế Hiển chia sẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn còn những tác động hạn chế đến dòng tiền. Đơn cử như việc áp lực trả nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 còn lớn. Ngân hàng sẽ tăng nợ xấu trong năm 2024, làm hạn chế tín dụng với các công ty kinh doanh không tốt.
Theo TS.Đinh Thế Hiển, tổng dư nợ tín dụng tính đến 30/6/2024 là 14,4 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, tập trung chủ yếu vào tháng 6 với nguồn cung ra trên 487 nghìn tỷ đồng. Có thể thấy, nguồn tín dụng năm 2024 sẽ tương đương các năm trước. Tuy nhiên, mức huy động chỉ tăng 1,5%, khiến hệ thống ngân hàng có thể gặp khó về nguồn vốn.
Riêng đối với lĩnh vực bất động sản, tình hình tín dụng trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 3,083 triệu tỷ đồng, chiếm 21,4% tổng dư nợ, tăng 6,8% so với cuối năm 2023. Trong khi đó, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ tăng hơn 20.700 tỷ đồng so với cuối năm 2023, tăng 1,86%.
“Dòng vốn lũy kế dư nợ chủ yếu chôn nhiều trong dự án lớn so với dòng vốn mới kinh doanh chảy vào thị trường. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh trên thị trường vẫn gặp khó khăn khi thanh khoản giảm, hàng tồn kho tăng, tỷ lệ doanh thu/hàng tồn kho chỉ vào khoảng 2,3%”, TS.Đinh Thế Hiển nói.
TS.Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, chia sẻ tại buổi Tọa đàm. |
Vị chuyên gia này cho biết thêm, vàng và tỷ giá USD tăng mạnh cũng là một trong những yếu tố khiến dòng tiền ngừng chảy vào bất động sản. Theo đó, dòng tiền được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong giai đoạn quý III/2024.
Doanh nghiệp kinh doanh chưa tốt sẽ khó tiếp cận được vốn ngân hàng. Tiêu dùng vẫn hạn chế do việc làm chưa phục hồi và nhóm trung lưu phải giải quyết nợ vay bất động sản.
“Dòng tiền sẽ được cải thiện từ quý IV/2024 khi xuất khẩu tăng trưởng và tiêu dùng phục hồi. Nhưng các doanh nghiệp vẫn đối đầu với khó khăn về nguồn vốn và thị trường. Phải bước sang năm 2025 thì dòng tiền mới được cải thiện tích cực. Tín dụng ngân hàng sẽ tích cực từ quý II/2025, vốn nhà đầu tư sẽ ra mạnh từ quý II/206”, TS.Hiển nói.
Nhận định về hoạt động của thị trường, TS.Sử Ngọc Khương, Viện phó Viện nghiên cứu Tin học & Kinh tế ứng dụng (IIB) cho hay, thị trường từ nay tới cuối năm 2024 nếu có “ấm lại” thì cũng chủ yếu tập trung ở thị trường thứ cấp. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứ nguồn cung mới gần như không có, nếu có thì những giao dịch này không đại diện cho toàn bộ thu nhập của người dân.
Bước sang năm 2025, thị trường bất động sản sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố vĩ mô và việc thực thi những bộ Luật mới liên quan đến bất động sản…
“Hiện tại, bản thân tôi cũng không thể khẳng định rằng thị trường bất động sản 2025 sẽ rất hay như thế nào. Đây là một điều rất khó. Tuy nhiên, về mặt hình ảnh thì tôi cũng như mọi người, đều đặt kỳ vọng trong tương lai”, ông Khương nói.
-
Siêu dự án Sài Gòn Bình An đổi tên thành The Global City khi về tay Masterise Homes? -
Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao -
Khám phá công trình xanh chinh phục Top 10 toà nhà thông minh nhất thế giới -
Đất nền Nghệ An “sôi động” dịp đầu năm -
Giải mã tiềm năng gia tăng giá trị tại Happy One Central -
Săn tìm căn hộ sinh thái Botanic Garden ở “quận Ocean” phía Đông Hà Nội -
Shophouse Metro Star: Một Myeongdong sầm uất giữa lòng Thủ Đức
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông
- GAC ra mắt GOVY AirJet: Tiên phong trong phương tiện di chuyển tầm thấp tương lai
- Education Cannot Wait công bố tài trợ thêm 20 triệu USD cho Chad, nâng tổng số tiền tài trợ lên 61 triệu USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- TCL tỏa sáng tại CES 2025 với những sản phẩm và đổi mới đỉnh cao