
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
![]() |
Gamuda Berhad là một trong những tập đoàn phát triển hạ tầng, bất động sản hàng đầu Malaysia và Đông Nam Á. |
Tay chơi ngoại nổi bật có lai lịch khủng
Trong số các chủ đầu tư nước ngoài trên thị trường bất động sản Việt Nam, Gamuda Land là một trong những tên tuổi nổi bật. Nhưng ít ai biết rằng Gamuda Land là nhánh phát triển bất động sản của Gamuda Berhad - tập đoàn xây dựng có lịch sử gần nửa thế kỷ, quy mô hàng đầu Malaysia và Đông Nam Á, tập trung vào các dự án hạ tầng giao thông quy mô “khủng”. Ba trong số 4 tuyến đường cao tốc lớn nhất tại Malaysia hiện nay đều do Gamuda Berhad thi công. Gamuda Berhad đã triển khai và đang điều hành và duy trì 230 km đường cao tốc, metro phục vụ cho vài triệu người đi lại mỗi ngày.
Trên thế giới, Gamuda Berhad hiện diện rộng rãi ở nhiều quốc gia với các dự án tiêu biểu, có thể kể đến như dự án đường sắt đô thị MRT Cao Hùng tại Đài Loan; dự án thủy điện 523 MW Nam Theun 1 tại Lào; dự án đường cao tốc Dukhan tại Qatar… Gamuda Berhad một trong những tập đoàn lớn nhất được niêm yết trên sàn chứng khoán Malaysia (KLSE) hiện nay, với giá trị vốn hóa thị trường là 1,85 tỷ USD. Tổng giá trị tài sản của tập đoàn này tính đến hết năm 2020 đã lên đến 4,5 tỷ USD.
Với nhiều dự án khu đô thị sinh thái quy mô lớn nổi bật, Gamuda Land được mệnh danh là nhà kiến tạo đô thị xanh.
Tại Việt Nam, Gamuda Land đang được ghi nhận là một trong Top 5 nhà phát triển bất động sản nước ngoài hàng đầu thị trường.
Từ năm 1995, Gamuda Berhad tham gia vào thị trường bất động sản nhà ở bằng việc thành lập Gamuda Land. Dấu ấn của Gamuda Land được ghi nhận tại các thị trường Malaysia, Singapore, Australia và Việt Nam với 12 khu đô thị và 9 dự án cao ốc tích hợp có tổng giá trị phát triển (GDV) trên 5,5 tỷ USD tính đến tháng 7/2021.
Ở thời điểm hiện tại, tổng quỹ đất của đại gia địa ốc Malaysia này đã lên đến 2.144 ha. Các khu đô thị, khu phức hợp do Gamuda Land xây dựng và phát triển đều tạo tiếng vang lớn, trở thành biểu tượng về phong cách sống mới, thậm chí đóng vai trò định hướng, định vị và dẫn dắt thị trường. Các dự án nổi bật tại các thị trường trọng điểm có thể kể đến như Gamuda Cove, TwentyFive.7, Gamuda Gardens (Malaysia), Olá (Singapore), 661 Chapel St (Australia), Celadon City, Gamuda City (Việt Nam)...
Với nhiều dự án khu đô thị sinh thái quy mô lớn nổi bật, Gamuda Land được mệnh danh là “nhà kiến tạo đô thị xanh hàng đầu”. Đơn cử tại Việt Nam, Gamuda Land đang được ghi nhận là một trong Top 5 nhà phát triển bất động sản nước ngoài hàng đầu thị trường. Chủ đầu tư ngoại này là gương mặt thân quen với các giải thưởng bất động sản uy tín trong nước và quốc tế. Gần đây nhất là danh hiệu “Nhà phát triển phong cách sống tốt nhất” tại Giải thưởng Bất động sản Việt Nam 2021 (Vietnam Property Awards 2021); “Công nhận đặc biệt về xây dựng công trình bền vững” tại Giải thưởng Bất động sản châu Á 2020 (Asia Property Awards 2020), bên cạnh Giải bạc quốc tế hạng mục “Quy hoạch tổng thể” dành cho Celadon City tại FIABCI World Prix d’Excellence 2019 - “giải Oscar” của ngành bất động sản toàn cầu.
Celadon City (TP.HCM) là một trong những dự án ấn tượng mang dấu ấn sinh thái đặc trưng của Gamuda Land |
Chiến lược phát triển lâu dài tại Việt Nam
Việt Nam là thị trường lớn thứ hai của Gamuda Land sau Malaysia. Chỉ trong năm 2020, doanh thu tại Việt Nam đã mang về 4.740 tỷ đồng cho Gamuda Land, chiếm 83% tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài của Tập đoàn. Đây có thể xem là “quả ngọt” cho sự kiên trì trong chiến lược kinh doanh đi đôi với phát triển bền vững của nhà kiến tạo khu đô thị từ Malaysia. Nói vậy là bởi, hơn một thập kỷ trước, khi vừa đặt chân đến Việt Nam, Gamuda Land đã lần lượt rót 8.600 tỷ đồng vào Gamuda City và 3.600 tỷ đồng vào Celadon City. Một lượng vốn vô cùng lớn dù chỉ mới bước đầu khai phá thị trường.
Celadon City (quận Tân Phú, TP.HCM) và Gamuda City (quận Hoàng Mai, Hà Nội) ngày nay đã trở thành những điển hình thành công tiêu biểu của thị trường bất động sản với mức gia tăng giá trị theo thời gian cực kỳ ấn tượng. Sau hơn 10 năm triển khai dự án, hiện tại mặt bằng giá đất nền, căn hộ tại Gamuda City nói riêng và khu vực Yên Sở - Hoàng Mai nói chung đã tăng gấp 5 lần so với thời điểm năm 2007.
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại Celadon City. Thời điểm đầu mở bán những năm 2010, giá chào bán các căn hộ tại đây chỉ dao động 15 - 25 triệu đồng/m2, thì hiện tại đã thiết lập mặt bằng giá mới từ 40 triệu đồng/m2 đến 75 triệu đồng/m2. Tuy giá hiện nay đã tăng lên gấp 3 lần, nhưng tỷ lệ hấp thụ luôn đạt 100% cho mỗi đợt ra mắt.
Hành trình khẳng định và củng cố vị thế nhà kiến tạo đô thị hàng đầu của Gamuda Land không dừng lại ở đó. Mới đây, khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Angus Liew, Tổng giám đốc Gamuda Land (HCMC) đã khẳng định mạnh mẽ về kế hoạch phát triển lâu dài tại Việt Nam. Ông cho biết, Tổng công ty đã thông qua các phương án đầu tư tại Việt Nam, và sẵn sàng bỏ ra nguồn vốn lớn để thâu tóm quỹ đất dưới nhiều phương thức như mua bán - sáp nhập (M&A), chuyển nhượng, đấu thầu…
“Là nhà kiến tạo đô thị, sự quan tâm lớn nhất của chúng tôi vẫn là những quỹ đất lớn để có thể triển khai phương thức quy hoạch tổng thể đột phá của mình. Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất hứng thú với việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm tại Việt Nam. Sắp tới, có thể chúng tôi sẽ cho ra mắt thị trường những khu phức hợp ấn tượng mang đậm dấu ấn của Gamuda Land”, ông Angus Liew chia sẻ.
-
Vụ “người chết vẫn ký vào hồ sơ chuyển nhượng cổ phần”: Hủy giấy đăng ký kinh doanh -
Nghệ An tìm nhà đầu tư cho dự án khu đô thị gần 4.200 tỷ đồng -
Hạ tầng tạo cú huých mạnh cho bất động sản khu Đông TP.HCM -
"Xé rào" chuyển nhượng đất tại Trạm vật tư đường sắt Dĩ An: Chờ phân xử -
Quảng Nam bổ sung 18 danh mục dự án thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất lúa -
Gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp -
DragonGroup ra mắt thương hiệu DragonHomes: Tầm nhìn mới, chiến lược mới, bước tiến mới
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
2 Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
3 Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây
-
4 Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư chùn tay
-
5 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”