
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
-
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành
![]() |
Một vụ tranh chấp tầng hầm chung cư nổ ra tháng 10/2017 tại quận 7, TP HCM, khiến chính quyền địa phương phải mời chủ đầu tư và cư dân lên làm việc để tránh gây rối trật tự công cộng. Ảnh: Samuel Nguyen |
Hiệp hội Bất động sản TP HCM vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản thành phố 3 quý đầu năm, trong đó đặc biệt đề cập đến tình hình tranh chấp trong chung cư trên địa bàn đang liên tục gia tăng.
Toàn thành phố có 935 chung cư cao tầng thì đã có đến 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau, trong đó, có 9 chung cư tranh chấp rất gay gắt, phức tạp. Các tranh chấp phổ biến do chủ đầu tư chậm tổ chức đại hội chung cư để bầu Ban quản trị, chưa bàn giao quỹ bảo trì chung cư.
Một trong những tranh chấp lặp đi lặp lại trong thời gian gần đây là phần sở hữu chung - riêng trong dự án. Cụ thể gồm: nhà để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, các diện tích có thể kinh doanh cho thuê...
Ngoài ra, những tranh chấp về quản lý sử dụng nguồn thu phí vận hành chung cư của các hộ dân nộp hàng tháng, về chất lượng xây dựng chung cư, thiết bị, công trình phòng cháy chữa cháy cũng diễn ra thường xuyên tại nhiều tòa nhà chung cư.
Đặc biệt gay gắt là nhiều trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng cam kết, chưa làm giấy chứng nhận (sổ đỏ) cho người mua nhà qua nhiều năm đã khiến cho bức xúc của cư dân lên đỉnh điểm. Điều đáng tiếc nữa là không ít trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp căn hộ và dự án cho ngân hàng mà không giải chấp hoặc chưa đủ điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình nhưng đã đưa dân vào ở không đảm bảo an toàn.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM, nguyên nhân các tranh chấp nhà chung cư trên địa bàn thành phố bùng nổ mạnh mẽ thời gian qua là do hệ thống pháp luật hiện hành chưa có biện pháp chế tài kịp thời và hiệu quả. Chẳng hạn như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có quy định các điều cấm nhưng không có điều khoản nào về việc chế tài, xử phạt những hành vi vi phạm của các chủ đầu tư.
Một điều bất cập là Nghị định số 121 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, quản lý phát triển nhà... có thể đã hết hiệu lực nhưng chưa được thay thế bằng Nghị định mới.
-
Cần thêm giải pháp mạnh tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản -
Thị trường văn phòng cho thuê tại TP.HCM: Lợi thế nghiêng dần về khách thuê -
Trung Quốc mở cửa biên giới, bất động sản nghỉ dưỡng sáng "cửa" -
Thị trường nhà đất kỳ vọng xoay chiều -
Bất động sản công nghiệp sẽ giữ “ngôi vương” trong năm 2023 -
Đồng Tháp chấp thuận chủ trương đầu tư Khu đô thị mới vốn trên 5.170 tỷ đồng -
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng phục hồi
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000
-
JA SOLAR và Borussia Dortmund công bố quan hệ đối tác và dự án hợp tác lớn
-
EVE Hydrogen Energy ra mắt máy điện phân AEM công suất 1 MW
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển