
-
Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch từ ngày 1/7/2025
-
Những thay đổi về thủ tục đất đai từ ngày 1/7/2025
-
Doanh nghiệp địa ốc dùng nhiều chiêu tạo sốt ảo
-
Bất động sản nghỉ dưỡng vào guồng sau thời gian “ngủ đông” -
Hàng loạt dự án địa ốc phía Nam được gỡ vướng -
Thuế phải đánh trúng nhóm đầu cơ bất động sản; Hà Nội có thêm 463 căn nhà ở xã hội -
Một phần dự án NovaWorld Phan Thiet của Novaland được chuyển hình thức trả tiền thuê đất
Nhiều nhà đầu tư vốn nhỏ đang tìm kiếm cơ hội tại các bất động sản vùng ven Hà Nội |
Hết Covid-19, người nước ngoài “lên phố” mua nhà
Theo South China Morning Post, người mua nhà tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển đang chuyển “tầm ngắm” từ vùng ngoại ô sang các thành phố sầm uất. Sự thay đổi này đang ngày càng trở nên rõ nét hơn tại Anh, Australia, Singapore, Hồng Kông.
“Theo quan sát của chúng tôi, trong giai đoạn Covid-19, thị trường bất động sản tại các đô thị có phần kém sôi động hơn so với thị trường ngoại ô và nông thôn, nhưng kể từ giữa năm 2023, các thành phố có sự bứt phá ngoạn mục, khi người mua nhà dần quay lại do yêu cầu việc làm và các tiện ích”, ông Liam Bailey, Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu tại Knight Frank, cho biết.
Knight Frank dự báo, doanh số bán nhà tại London (Anh) sẽ tăng 2% trong năm nay. Trong khi đó, doanh số bán nhà tại vùng nông thôn lại suy giảm khoảng 2%.
Xu hướng “bỏ làng, về phố” cũng đang hiện diện tại Australia. Trên cổng thông tin bất động sản OpenLot, doanh số bán nhà mới tại các thành phố lớn ở nước này đang tăng mạnh, trong khi các vùng xa lại có nhu cầu giảm xuống.
Theo ông Qi Chen, người sáng lập trang OpenLot, hai khuynh hướng trái chiều trên bắt nguồn từ việc các khu vực đô thị sở hữu lượng nhà được cấp phép xây mới nhiều hơn đáng kể so với khu vực ngoại ô.
“Giấc mơ thời đại dịch về một cuộc sống tại các thị trấn ven biển hoặc rừng núi đã dần mất đi sự hấp dẫn. Ngày nay, mọi người lại mong muốn sống gần thành phố lớn nhất có thể”, ông Qi Chen chia sẻ.
Người Việt “về làng” mua bất động sản
Ở Việt Nam, dù hầu hết người mua nhà đều mong muốn sở hữu những căn nhà tại trung tâm thành phố, song giá nhà trong nội thành lại quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân, nên nhiều người đang có xu hướng đi xa khỏi trung tâm để tìm mua nhà đất.
Hiện nay, tại nội thành Hà Nội, một số dự án mới như The Gloria (quận Ba Đình) có giá lên tới 140 triệu đồng/m2. The Diamond Residence (quận Thanh Xuân) có giá dao động 98 - 118 triệu đồng/m2. Đặc biệt, Endless Skyline West Lake (quận Tây Hồ) còn có giá “đỉnh nóc” ở mức 170 - 200 triệu đồng/m2.
Ngay cả những dự án mới ở xa trung tâm như The Wisteria (huyện Hoài Đức) cũng có giá lên tới 57 - 60 triệu đồng/m2. Lumi Hanoi (quận Nam Từ Liêm) có giá khởi điểm lên tới 79 triệu đồng/m2. Với Imperia Sola Park (quận Nam Từ Liêm), giá căn hộ cũng dao động từ 67 triệu đồng/m2 trở lên.
Để có được cơ hội an cư, nhiều người tìm đến các dự án cũ. Dẫu vậy, mức giá cũng không “dễ thở” hơn là bao. Một dự án có tuổi đời lên tới một thập kỷ như Rice City Linh Đàm (quận Hoàng Mai) đang có giá lên tới 50 triệu đồng/m2. Một dự án khác là chung cư CT8A (quận Hà Đông) cũng được môi giới chào bán với giá 48 triệu đồng/m2, dù các căn hộ tại đây xấp xỉ 17 năm tuổi.
Với đất thổ cư, tại các quận trung tâm Hà Nội như Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, mức giá đất trong ngõ rộng độ 3-4 m lên tới 200 - 300 triệu đồng/m2.
Chính vì giá trong nội đô rất cao, nên nhiều người đang có khuynh hướng tìm đến những thửa đất thổ cư tại các huyện vùng ven. Theo ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc SGO Homes, đất nền ngoại thành Hà Nội là phân khúc tăng nhiệt đáng kể trong nửa đầu năm 2024. Thậm chí, có thời điểm phân khúc này ghi nhận dấu hiệu sốt cục bộ, giá tăng 10 - 20% so với đầu năm.
Tại các huyện như Chương Mỹ, Quốc Oai, Phú Xuyên, giá những mảnh đất thổ cư có ngõ trước nhà đủ để hai ô tô tránh nhau dao động khoảng 25 - 30 triệu đồng/m2. Mức giá này được xem là mềm hơn nhiều khi so với trong nội thành nên thời gian qua đã hút một lượng khách hàng không nhỏ đến mua đất. Xu hướng này được cho là vẫn tiếp tục trong thời gian tới.
Thậm chí, ông Lê Xuân Nga, Tổng giám đốc BHS Property nhận định, dòng tiền từ các nhà đầu tư bất động sản sẽ không chỉ dừng lại ở phạm vi các huyện vùng ven, mà có thể sẽ sớm chảy ra các tỉnh xung quanh Hà Nội như Bắc Ninh, Hưng Yên... Trong thời gian qua, một lượng tiền khổng lồ “ứ đọng” quá lâu trong nội thành. Đây chính là lý do khiến giá chung cư, nhà ở thấp tầng, bất động sản thổ cư tại Thủ đô tăng vọt.
Vị CEO của BHS Property cho rằng, thời điểm giá nhà đất trong nội thành Hà Nội không thể tăng thêm đang cận kề. Khi đó, “cuộc chơi” tại Hà Nội sẽ rất khốc liệt với các nhà đầu tư, thị trường chỉ còn là nơi dành cho những “cá mập” có ngân sách lớn.
“Các nhà đầu tư ngân sách nhỏ nên tìm cách dịch chuyển dòng tiền ra các tỉnh, thành phố khác, khu vực khác. Sớm muộn, dòng tiền sẽ chảy ra ngoài Hà Nội, có thể vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025”, ông Nga dự báo.
Tương tự, ông Phan Lê Thành Long, CEO AFA Group, đồng sáng lập Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) nêu thực tế, trong giai đoạn năm 2019 - 2020, tại thị trường bất động sản TP.HCM, phân khúc chung cư, nhà liền thổ đã tăng trưởng rất mạnh. Nhưng đà tăng sau đó giảm dần và gần như đi ngang, thậm chí là suy giảm. “Tôi cho rằng, từ nay đến cuối năm 2024 và sang cả năm 2025, giá nhà ở Hà Nội vẫn tiếp tục neo cao, nhưng tốc độ tăng đột biến sẽ không còn. Điều này cũng tương tự TP.HCM, khi giá đủ cao thì sẽ không còn tăng nữa”, vị chuyên gia này khẳng định.
Bên cạnh đó, ông Long cũng chỉ ra rằng, nhiều nhà đầu tư tại TP.HCM có xu hướng dịch chuyển dòng vốn ra khu vực vệ tinh, kịch bản tương tự có thể sẽ sớm diễn ra tại Hà Nội.
-
Nguồn cung căn hộ sẽ tăng về cuối năm -
Thị trường bất động sản: Cảnh báo rủi ro đầu tư đất nền tỉnh lẻ -
Hà Nội dồn lực xây dựng đô thị thông minh -
Sếp Savills, CBRE: Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam có nhiều dư địa phát triển -
Lãi suất cho vay mua nhà cao là rào cản lớn -
Tiềm năng lớn của bất động sản công nghiệp -
Co-working ngày càng thắng thế
-
1 Thuế giá trị gia tăng giảm 2%, giá xăng giảm nhẹ từ 0 giờ ngày 1/7/2025
-
2 Tự do chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên toàn quốc từ 1/7
-
3 Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
4 Khai mở những tuyến đường kết nối các địa phương sáp nhập
-
5 Giải ngân đầu tư công bứt tốc
-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Hisense giới thiệu sức mạnh công nghệ AI với thông điệp "AI Your Life"
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu