Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera: Vật liệu cho các công trình hiện đại
Hải Phong - 18/11/2020 11:25
 
Kính hiện là một loại vật liệu xây dựng vô cùng phổ biến, nhưng với kính tiết kiệm năng lượng Viglacera sẽ mang đến giải pháp tiết kiệm năng lượng, hiệu quả nhiều mặt cho các công trình xây dựng.

Xu hướng tất yếu 

Trước thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, nhu cầu sống của khách hàng ngày càng tăng cao thì việc phát triển những công trình xanh đang là điều tất yếu. Tuy nhiên, số lượng công trình xanh tại Việt Nam hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân tác động đến quá trình phát triển này là nguồn vật liệu đáp ứng được các tiêu chuẩn của công trình xanh chưa thực sự phong phú.

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Hội kiến trúc sư TP.HCM cho biết, hiện nay không chỉ những tòa cao ốc mà các công trình dân dụng hiện nay khách hàng cũng yêu cầu sử dụng các loại vật liệu tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, những sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn xanh, tiết kiệm năng lượng… trên thị trường vật liệu xây dựng hiện nay chỉ đếm trên được đầu ngón tay.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề xây dựng, ông Lưu cho biết, đối với những khách hàng yêu cầu sử dụng vật liệu xanh thì ông vẫn tin dùng sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng của Công ty kính nổi Viglacera.

Công ty kính nổi Viglacera là đơn vị tiên phong áp dụng công nghệ xanh cho kính xây dựng
Công ty kính nổi Viglacera là đơn vị tiên phong áp dụng công nghệ xanh cho kính xây dựng

Hiện nay, trên thị trường vật liệu có 2 loại kính tiết kiệm năng lượng mang nhãn hiệu Viglacera, gồm Low-E và Solar Control. Nếu công trình nằm tại khu vực phía Nam thì tôi sẽ tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại kính Solar Control, còn đối với những tòa nhà tại khu vực phía Bắc thì tôi khuyên dùng kính Low-E

Cụ thể, kính Solar Control của Viglacera có khả năng ngăn cản năng lượng mặt trời và tịa UV gây hại do bề mặt tấm kính trắng được phủ 5 lớp phủ mỏng, chiều dày được tính bằng đơn vị nanomet; Với tính năng cản nhiệt tốt từ mặt trời truyền vào không gian bên trong do có hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời thấp (SHGC ≤ 0,36), việc sử dụng kính Solar Control tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới là một sự lựa chọn thích hợp. Một điểm nổi bật của kính Solar Control Viglacera là khả năng lắp dựng đứng đơn của nó, không cần gia công đóng hộp nhưng vẫn đảm bảo tính năng và giảm được giá thành.

Còn kính Low E là tên gọi tắt của Low Emissivity, được biết đến với tính năng phát xạ nhiệt chậm. Hệ số phát xạ của kính Low E Viglacera chỉ ở mức Ɛ ≤ 0,04 tương ứng với khả năng phản xạ các tia hồng ngoại lên đến 96%, qua đó giúp ổn định nhiệt độ bên trong phòng làm giảm sự thất thoát nhiệt ra bên ngoài.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa kính Solar Control và kính Low E Viglacera là sự hiện diện của lớp bạc (Ag) nguyên chất với chiều dày chỉ vài nanomet trong hệ thống cấu trúc lớp phủ Low E. Nhờ có lớp bạc trong cơ cấu lớp phủ giúp cho kính Low E có thể đạt được độ phát xạ thấp lên đến Ɛ ≤ 0,04 so với kính thường là Ɛ ≤ 0,89.

Vật liệu cho các công trình hiện đại 

Theo các chuyên gia trong ngành, thành phần tiêu thụ hay làm tiêu hao điện năng trong các tòa nhà bao gồm: hệ trần mái, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thiết bị văn phòng, thiết bị gia đình… và đã có nhiều biện pháp cụ thể để khắc phục như thay thế hệ điều hòa không khí, sử dụng công nghệ biến tần, nhưng việc sử dụng kính tiết kiệm năng lượng vẫn là tối ưu nhất.

Bởi sử dụng kính tiết kiệm năng lượng sẽ mang đến giải pháp tiết kiệm năng lượng, hiệu quả nhiều mặt cho các công trình xây dựng. Loại kính này không chỉ mang lại tiện ích tối ưu và nâng cao giá trị cho tòa nhà mà còn mang lại hiệu quả lâu dài cho chủ đầu tư khi tiết kiệm năng lượng điện sử dụng điều hòa lên tới 51%, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng do ngăn cản gần như tuyệt đối (99%) tia tử ngoại (UV) có hại cho sức khỏe con người.

Chủng loại Kính đơn Solar Control T45 10mm xanh lá được sử dụng tại Trường Quốc tế Tây Úc, TP.HCM
Chủng loại Kính đơn Solar Control T45 10mm xanh lá được sử dụng tại Trường Quốc tế Tây Úc, TP.HCM

Trên thực tế, kính tiết kiệm năng lượng là loại kính có công năng cao, được gia công từ kính phẳng với lớp phủ siêu mỏng trên bề mặt, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tính năng sử dụng, yêu cầu về độ trong suốt và màu sắc của kính. Đồng thời, có tính năng phát xạ thấp, hệ số dẫn nhiệt nhỏ, dẫn tới giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài qua hệ thống vách kính. Từ đó, tiết kiệm chi phí năng lượng của hệ thống điều hòa không khí mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.

Ông Nguyễn Quang Cung, Phó chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, xu hướng sử dụng kính tiết kiệm năng lượng là lời giải cho bài toán kiếm kiệm năng lượng cho các công trình, đồng thời cũng góp phần bảo vệ sức khỏe người sử dụng cho hiệu quả trong đầu tư xây dựng.

Nắm bắt được xu hướng tất yếu của thị trường, Công ty kính nổi Viglacera là đơn vị đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á đã đưa dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng bằng công nghệ phủ mềm vào hoạt động, với công suất 2,3 triệu m2/năm, sản phẩm đã được điểm định đạt tiêu chuẩn Châu  âu EN 1096:2012.

Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng Viglacera là dự án công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2015 có quy mô 5 triệu m2/năm. Dự án được đầu tư qua 2 giai đoạn, theo đó giai đoạn 1 đầu tư dây chuyền sản xuất 2,3 triệu m2/năm, tại khu sản xuất Tân Ðông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương bằng công nghệ được chuyển giao từ Tập đoàn Von Ardenne GmbH,một tập đoàn Đức hàng đầu thế giới về thiết bị và công nghệ phủ với gần 90 năm kinh nghiệm.

Dù mới tham gia thị trường song “vật liệu xanh” kính tiết kiệm năng lượng Viglacera đã được ứng dụng trong hàng loạt công trình cao ốc như Cao ốc văn phòng số 63, đường Nam Kỳ Nghĩa (TP.HCM), Khách sạn Parisdeli (Tp. Đà Nẵng), Chung cư Cát Linh (Quận 10, TP.HCM)… với tổng diện tích hàng trăm ngàn m2. Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera đang tiên phong kiến tạo giải pháp xanh, thân thiện môi trường cho các công trình xây dựng Việt. 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản