-
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
“Ông lớn” đua săn dự án
Thị trường bất động sản TP.HCM thời gian qua diễn ra cơn sóng ngầm về mua bán - sáp nhập (M&A) dự án bất động sản. Hầu hết các thương vụ đều rơi vào tay những doanh nghiệp có lợi thế về tài chính và năng lực triển khai.
. |
Trước năm 2013, Tập đoàn Novaland chỉ có vỏn vẹn vài dự án, song đến thời điểm hiện nay, Novaland đã nắm trong tay hơn 40 dự án bất động sản có quy mô lớn. Một trong những thương vụ M&A dự án của Novaland được chú ý là vụ chi hơn 100 triệu USD mua lại hơn 80% cổ phần của Công ty cổ phần Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 (C21), qua đó toàn quyền quản lý, điều hành và phát triển Dự án Nam Rạch Chiếc thuộc quận 2, TP.HCM. Đây là dự án có quy mô tới 30 ha, bị đắp chiếu trong nhiều năm qua. Sau khi mua dự án này, Novaland biến khu đất hoang hóa này thành một khu đô thị hiện đại mang tên Lakeview City.
Sự lớn mạnh của Novaland càng được chứng minh, khi thời gian gần đây, “ông lớn” này đã lấn sâu, mua lại nhiều khu đất vàng tại trung tâm của Thành phố. Phần lớn các dự án của Novaland đều tọa lạc ở các vị trí đắc địa tại các quận trung tâm của TP.HCM.
Cùng với Novaland, một “ông lớn” gây nhiều sự chú ý trong các thương vụ M&A dự án bất động sản là Tập đoàn Hưng Thịnh. Mới đây nhất, Hưng Thịnh đã mua lại cổ phần Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Thành Phát, là công ty sở hữu Dự án chung cư cao tầng Chương Dương Golden Land tại phường Trường Thọ (quận Thủ Đức). Trước đó, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã công bố hoàn tất mua lại một dự án bất động sản trên đường Kinh Dương Vương thuộc quận Bình Tân từ tay Công ty Phát triển Nhà Bình Chánh (BCCI). Đến thời điểm hiện nay, Hưng Thịnh đã nắm trong tay hơn 30 dự án, hầu hết các dự án đều thông qua hoạt động M&A.
“Với quỹ đất mà Hưng Thịnh đang nắm giữ hiện nay có thể đủ để triển khai trong 10 năm tới”, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh nói.
Một tên tuổi nữa trong lĩnh vực M&A thời gian qua là Công ty cổ phần Địa ốc Đất Xanh. Chỉ tính riêng trong năm 2016, Đất Xanh đã thực hiện thành công tới 7 thương vụ M&A bất động sản, nâng tổng số dự án đang triển khai trên toàn quốc hiện nay lên hơn 40 dự án.
Các doanh nghiệp khác như Him Lam Land, An Gia, Nam Long, Khang Điền… cũng M&A thành công khá nhiều thương vụ.
Chiến lược đi tắt đón đầu
Theo phân tích của giới kinh doanh địa ốc, sự khởi sắc của thị trường bất động sản thời gian qua đã mang lại nhiều cơ hội cho những doanh nghiệp có dự án tốt. Việc các doanh nghiệp có năng lực tài chính, có hoạt động đầu tư kinh doanh chuyên nghiệp mua lại những dự án "chết" được xem là chiến lược mới trong xu hướng đi tắt đón đầu của các doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Đình Trung, trong bối cảnh thủ tục đầu tư dự án kéo dài, phức tạp, thì M&A là con đường ngắn nhất để các chủ doanh nghiệp đẩy nhanh việc phát triển các dự án. Thông qua M&A, doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc hoàn thành các thủ tục pháp lý, cũng như giải quyết những vấn đề liên quan đến đền bù và giải tỏa mặt bằng.
Một điểm mới đáng chú ý đằng sau các thương vụ M&A thời gian qua, đó là, sau khi được đổi chủ, các doanh nghiệp mua lại đã nhanh chóng triển khai, giúp hồi sinh hàng loạt dự án. Đơn cử, Dự án Nam Rạch Chiếc được Novaland mua lại từ Công ty C21, trước khi mua lại, dự án này là một khu đất bỏ hoang nhiều năm, Novaland đang biến khu đất hoang hóa này thành một khu đô thị hiện đại.
Từ các thương vụ M&A, Hưng Thịnh đã làm hồi sinh hàng chục dự án “trùm mền”, gần đây nhất là Dự án Sky Center và Melody Residences trên đường Âu Cơ.
Thực tế cho thấy, hoạt động M&A thời gian qua đã tạo nên một sự cộng hưởng lớn cho thị trường địa ốc. Việc mua bán dự án diễn ra mạnh mẽ sẽ góp phần tạo sự phát triển ổn định thị trường bất động sản và kinh tế vĩ mô, giảm tình trạng dự án bị đắp chiếu.
-
Nhiều chung cư tại Hà Nội có tỷ lệ tin rao bán ảo lên tới 50 - 70% -
Cần Thơ phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị, dự án nhà ở -
Cập nhật lãi vay mua nhà tháng 11/2024 -
Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tăng giá 30-50% sau một năm -
Giá chung cư tăng "nghẹt thở", nhà đầu tư chuyển sang bất động sản liền kề -
Bình Định thông qua nghị quyết hỗ trợ chi phí thực hiện dự án nhà ở xã hội -
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam thay đổi chiến thuật bán hàng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025